Ăn dặm kiểu Nhật: Hướng dẫn chi tiết, đầy đủ nhất từ A-Z

Đã xem: 735
Khi con chuẩn bị giai đoạn ăn dặm, chắc hẳn các bà mẹ đều sẽ nghiên cứu, tìm tòi phương pháp ăn dặm khoa học nhất giúp con có được một trải nghiệm ăn uống dễ dàng và thoải mái. Trong số rất nhiều phương pháp, ăn dặm kiểu Nhật vẫn luôn được nhiều mẹ ưa chuộng hơn cả, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nếu mẹ đang quan tâm tới phương pháp tiên tiến này, hãy cùng BIBIBO tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Giải đáp: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì? 

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản. Vốn nổi tiếng trên toàn thế giới về cách nuôi dạy con khoa học, thông thái, do đó phương pháp ăn dặm của người Nhật cũng được nhiều phụ huynh trên toàn thế giới quan tâm. 
Thời điểm ăn dặm là bắt đầu từ giai đoạn 5-6 tháng tuổi, bé cần được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để phát triển, cũng như hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sau này. Nhưng thực tế, các chuyên gia đều cho rằng, trẻ tới 9 tháng tuổi mới thực sự bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng ngoài sữa. Còn giai đoạn tháng 5,6,7,8 chính là mục đích cho bé làm quen dần với mọi thực phẩm và hình thành, rèn luyện thói quen ăn uống cho bé. Do đó, các mẹ Nhật đã tạo nên những thực đơn ăn dặm khoa học, và lành mạnh nhất với hy vọng trẻ phát triển bình thường, đầy đủ chất và không bị béo phì.
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm khoa học, chú trọng vào sự trải nghiệm ăn uống và phát triển xúc giác của con
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm khoa học, chú trọng vào sự trải nghiệm ăn uống và phát triển xúc giác của con
Theo phương pháp này, bé được làm quen lần lượt các loại thực phẩm khác nhau. Các loại thực phẩm đều được chú trọng nguồn gốc tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt, thay vì các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp. Mỗi một thực đơn ăn dặm đều được phối hợp rất nhiều loại thực phẩm, vô cùng đa dạng hài hòa giữa các thành phần đạm, vitamin, tinh bột với lượng đúng theo nhu cầu từng giai đoạn phát triển của bé. 
Khi ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ dùng cối giã và rây mịn để bé yêu dễ nuốt, và cảm nhận được đầy đủ hương vị món ăn. Ở những tuần đầu, bé sẽ được ăn cháo rây lỏng để bé tập làm quen với việc ăn bằng thìa và nuốt thức ăn. Sau đó chuyển sang ăn cháo đặc hơn kèm rau ngủ nghiền mịn và tiếp tới giai đoạn đó là ăn cơm hạt vỡ từ nhão tới đặc kèm các loại rau củ, cá, thịt. Thay vì việc dùng xương, thịt để nấu nước dùng, mẹ Nhật đã dùng các loại rau củ, hay cá khô bào và rong biển (thực phẩm có chứa vitamin, canxi cao, ít chất béo) - gọi là nước dashi đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

2. Nguyên tắc ăn dặm đúng chuẩn kiểu Nhật mẹ cần biết

Khi mẹ muốn cho con mình theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, thì mẹ cần phải nắm được và tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc sau trong suốt quá trình: 
  • Cho bé ăn nhạt. Nếu ăn trái cây cần phải giảm độ ngọt bằng cách pha nước, trộn với sữa chua,... 
  • Ăn từ ít tới nhiều (từ 1 nhóm thực phẩm đến đầy đủ 4 nhóm thực phẩm), từ lỏng đến đặc, cân bằng lượng thức ăn sử dụng cho bé
  • Chú trọng sử dụng thực phẩm tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt
  • Không dùng máy xay chế biến thức ăn. Thay vào đó là sử dụng cối giã và dùng rây để làm mịn thức ăn
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sử dụng dụng cụ cối, rây để làm mịn thức ăn
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sử dụng dụng cụ cối, rây để làm mịn thức ăn
  • Các món ăn được ăn riêng trong giai đoạn đầu để bé có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị của từng loại thực phẩm. Giai đoạn sau có thể trộn nhiều loại với nhau để có thực đơn đa dạng hơn
  • Tùy theo sự thích ứng của bé mà cho ăn thô sớm hay muộn vì mỗi đứa trẻ một khác nên mẹ cần phải theo dõi sự phát triển và nhu cầu của con
  • Chú ý đến tâm lý của trẻ, luôn tạo cho trẻ sự thoải mái nhất khi ăn, động viên trẻ lựa chọn món ăn trẻ thích. Cho bé ăn theo nhu cầu, tránh ép ăn khiến trẻ sợ hãi
  • Luôn theo dõi từng phản ứng của trẻ trong quá trình ăn. Vì có những thực phẩm có thể khiến trẻ bị dị ứng mà mẹ cần phải loại bỏ ngay.
  • Tập cho trẻ ăn đúng giờ
  • Cần kiên nhẫn và quyết tâm thực hiện ngay cả khi bé không hợp tác
  • Không tạo áp lực về bữa ăn. Không so sánh lượng ăn của bé với những đứa trẻ khác, mà hãy cố gắng điều chỉnh phù hợp với bé
Có thể nói ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm cực kỳ khoa học mà mẹ Việt nên thử. Tuy nhiên, phương pháp này khiến mẹ tốn nhiều thời gian hơn trong việc lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu và chế biến. Do đó, nó phù hợp với các mẹ có nhiều thời gian chăm sóc nuôi dạy con cái và thực sự kiên trì để theo phương pháp này. 

3. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm gì mà các mẹ đều yêu thích?

Không phải ngẫu nhiên khi phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được nhiều bà mẹ trên thế giới áp dụng cho con của mình. Bởi nó mang tới nhiều ưu điểm nổi bật, có thể kể đến như sau: 
  • Việc chế biến thức ăn bằng cách rây làm mịn giúp bé dễ nuốt và làm quen, cảm nhận đầy đủ hương vị của món ăn. 
  • Trong quá trình tập ăn dặm, bé được ăn từ lỏng tới đặc, từ mịn tới thô, từ ít tới nhiều nên hình thành được kỹ năng nhai, nuốt tốt, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mẹ cũng dễ dàng điều chỉnh được độ lỏng - đặc, độ thô của món ăn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Sự tăng thô theo từng giai đoạn trong ăn dặm kiểu Nhật giúp bé nhanh chóng phát triển kỹ năng nhai nuốt
Sự tăng thô theo từng giai đoạn trong ăn dặm kiểu Nhật giúp bé nhanh chóng phát triển kỹ năng nhai nuốt
  • Mẹ nắm bắt được món mà bé không thích, món bé thích ăn để có phương án điều chỉnh giúp bé dần làm quen với việc ăn kể cả món mà mình không thích
  • Bé được thoải mái ăn uống, thú vị với bữa ăn hơn và có sự vui vẻ khi đến bữa ăn, không bị nhàm chán. Từ đó khuyến khích trẻ có hứng thú ăn uống, tiêu hóa tốt, hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng, tự lập ăn uống sớm và ăn theo đúng nhu cầu. 
  • Trẻ tự giác ăn uống đúng giờ, có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình, biết nhai, không ngậm, chủ động trong ăn uống, biết yêu cầu, từ chối theo đúng nhu cầu. 
  • Hạn chế được tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ bởi thực đơn được xây dựng, tính toán lượng dinh dưỡng vô cùng khoa học.
>> CLICK Nhận ngay file sách hướng dẫn Ăn dặm kiểu nhật PDF FREE

4. Mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

Để đảm bảo quá trình ăn dặm kiểu Nhật được diễn ra thuận tiện hơn mẹ cần chuẩn bị trước các vật dụng sau:
Một số dụng cụ cần thiết cho quá trình ăn dặm kiểu Nhật
Một số dụng cụ cần thiết cho quá trình ăn dặm kiểu Nhật
1, Bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm: 
Bao gồm: chén nghiền, lưới rây, dụng cụ mài củ quả, cốc vắt cam, thìa, dao, thớt, nồi, chảo, hộp trữ đông. Mẹ có thể dùng luôn đồ có sẵn trong nhà hoặc mua riêng cho bé. Hiện nay trên thị trường cũng bán luôn full bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm, mà mẹ có thể tham khảo. 
2, Dụng cụ định lượng nguyên liệu:
  • Cân ly nhỏ để định lượng nguyên liệu và khẩu phần ăn của trẻ. 
  • Muỗng, ly có chia vạch 
3, Dụng cụ cho bé ăn: 
  • Bát, thìa ăn dặm
  • Ghế ăn dặm
  • Yếm ăn, Khăn ăn
4, Những dụng cụ không bắt buộc khi ăn dặm kiểu Nhật:
  • Ngoài ra, nếu gia đình có điều kiện có thêm mua thêm: Cốc nấu cháo (dùng trong nồi cơm điện) hoặc Nồi để nấu cháo ăn dặm cho bé, nồi hấp, máy xay sinh tố. Nếu không bạn có thể hấp bằng xoong, hoặc dùng dụng cụ nghiền, rây làm nát thực phẩm.

5. Hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn phát triển của bé

Ăn dặm theo kiểu Nhật được chia làm 4 giai đoạn: 5-6 tháng tuổi; 7-8 tháng; 9-11 tháng; 12-18 tháng.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 - 6 tháng tuổi (Giai đoạn nuốt chửng) 

Đây là giai đoạn bắt đầu tập ăn cho bé giúp bé tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng. Do đó, bạn nên cho bé ăn cháo trắng loãng nấu theo tỉ lệ 1:10 (1 gạo và 10 nước) không nêm nếm gia vị, sau đó nghiền nhuyễn, rây qua lưới để bé tập quen dần. Những ngày đầu tiên nên bắt đầu cho ăn từ 1 thìa cháo cho dễ tiêu hóa, sau đó tăng dần từng ít một mỗi ngày. Sau đó, hãy cho bé ăn thử một số loại rau củ dễ tiêu hóa được hấp chín và rây mịn rồi đến các loại thức ăn chứa đạm. 
Giai đoạn đầu ăn dặm kiểu Nhật, thức ăn được nghiền nhuyễn và lọc qua rây để bé dễ nuốt
Giai đoạn đầu ăn dặm kiểu Nhật, thức ăn được nghiền nhuyễn và lọc qua rây để bé dễ nuốt
Những thực phẩm dành cho bé 5-6 tháng tuổi:
  • Tinh bột: Gạo
  • Đạm: Thịt trắng (thịt lợn, thịt gà, cá), lòng đỏ trứng gà
  • Rau củ: Cà rốt, khoai tây, rau ngót, cải bó xôi, bí đỏ
  • Trái cây: Chuối, bơ
  • Cấu trúc thức ăn: Loãng, nhiều nước, rây nhuyễn.
Lưu ý: 
  • Giai đoạn này ăn dặm 1 bữa/ ngày và cho uống sữa theo nhu cầu 
  • Là thời điểm bé bắt đầu tiếp xúc với thức ăn, có thể chưa quen ăn nên mẹ cần kiên nhẫn. Sau khi ăn, hãy cho trẻ ti/ uống sữa nếu trẻ muốn.
  • Thức ăn phải rây trơn, mịn để bé dễ nuốt và không bị nghẹn 
  • Thức ăn được làm riêng để bé làm quen với từng mùi vị đặc trưng của món ăn. Khi bé đã quen thì có thể thêm rau vào cháo
  • Từ tuần thứ 3,4 bắt đầu cho ăn thêm protein, đậu phụ, thịt cá trắng 
  • Nếu trong quá trình mới tập ăn mà bé không hợp tác, không thích, mím môi khi ăn thì đừng ép mà hãy ngừng khoảng 2-3 ngày rồi tiếp tục lại.
>> Tìm hiểu thêm: Trình tự các nhóm thực phẩm giới thiệu cho bé trong giai đoạn ăn dặm tại ĐÂY  

Phương pháp ăn dặm chuẩn Nhật giai đoạn 7-8 tháng (Giai đoạn nhai trệu trạo)

Giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật 7- 8 tháng tuổi là lúc bé đã biết nhai trệu trạo để làm tan thức ăn. Lúc này, bé có thể ăn thức ăn thô, đặc hơn trước, ăn cháo theo tỉ lệ 1:7 không nêm gia vị, không cần nghiền nhuyễn. Và bé có thể làm quen thêm nhiều loại thực phẩm hơn. Giai đoạn này thức ăn chỉ cần nghiền nhỏ, còn trái cây nên cắt thanh dài để bé cầm tự cắn ăn. 
Giai đoạn 7-8 tháng, bé đã ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau
Giai đoạn 7-8 tháng, bé đã ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau
Những thực phẩm ăn dặm dành cho bé 7-8 tháng
  • Tinh bột: Gạo, yến mạch, mì, ngũ cốc.
  • Đạm: Thêm gan, thịt đỏ, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu phụ, thịt động vật nước ngọt (lươn, ếch, cá sông). Trẻ lúc này có nguy cơ thiếu sắt cao nên cần bổ sung thêm cho trẻ nhiều món ăn chứa sắt như thịt bò, cá hồi, gan,..
  • Các loại trái cây
  • Rau củ, đậu xanh, đậu đỏ
  • Sữa chua, phô mai
  • Nhóm chất béo: dầu gấc, dầu ô liu,... bổ sung thêm vào thức ăn của bé
Một số lưu ý:
  • 7-8 tháng là làm quen với chế độ 2 bữa/ ngày. Lượng sữa mẹ vẫn cho bé theo nhu cầu nhé
  • Thay đổi thực đơn đa dạng: cháo, miến, mì,... để cho bé làm quen với nhiều loại hơn
  • Cho con ăn các món hỗn hợp
  • Nên rèn bé tập xúc hoặc bốc thức ăn để hình thành thói quen tự lập ăn uống

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng tuổi (Giai đoạn Nhai Tóp Tép) 

Giai đoạn này bé đã có thêm răng, và kỹ năng nhai nuốt tốt hơn nên mẹ nấu cháo hạt vỡ, cháo hạt hoặc cơm nát cho bé, theo tỉ lệ 1:5 và có thể nêm nếm gia vị cho bé (thật hạn chế).
Bé 9-11 tháng đã ăn thô tốt hơn và quen với tất cả các loại thức ăn 
Bé 9-11 tháng đã ăn thô tốt hơn và quen với tất cả các loại thức ăn 
Những thực phẩm cho bé 9-11 tháng:
  • Lúc này bé đã ăn được hầu hết các loại thực phẩm khác nhau: cá, thịt, tôm, cua,... 
  • Ngoài cháo hạt, có thể thêm bánh mì, nui, mì
  • Ngoài bữa chính, nên bổ sung thêm trái cây, sữa chua, phô mai và các loại bánh mềm ít ngọt.
Một số lưu ý:
  • Mẹ có thể tập cho bé ăn 3 bữa/ ngày, thức ăn tăng dần.
  • Lượng sữa bú theo nhu cầu 
  • Thức ăn thái nhỏ, ninh mềm để bé dễ nhai, nuốt 
  • Các loại trái cây, rau củ nên thái miếng để bé tự cầm ăn

Phương pháp ăn dặm Nhật Bản cho trẻ từ 12-18 tháng tuổi (Giai đoạn nhai thành thạo) 

Giai đoạn này bé đã có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng, theo cách ăn dặm kiểu Nhật, mẹ hãy chuyển thô sang cơm nát hoặc cơm hạt bình thường, nấu theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:1. Nếu bé đã biết cầm nắm thức ăn thuần thục, mẹ hãy cho bé dùng thìa tự xúc thức ăn để giúp bé tự lập hơn và có thể tự ăn một mình. Lúc này bé có thể ăn gần như người lớn, do đó nên sử dụng nhiều loại thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng cho bé. 
 
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật vô cùng đa dạng, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật vô cùng đa dạng, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn
Một số lưu ý:
  • Cho bé ăn 3 bữa chính trong ngày. Nếu đã cai sữa thì bổ sung 2 cữ ăn phụ và duy trì việc cho trẻ ăn uống đầy đủ.
  • Giai đoạn này bé đã có thể ăn thức ăn, rau củ nguyên miếng, ăn tương tự người lớn

Lượng thức ăn cho mỗi bữa theo từng tháng tuổi

an-dam-kieu-nhat-huong-dan-chi-tiet-day-du-nhat-tu-a-z-9

6. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé trong 15 ngày đầu tiên

Để có thể giúp mẹ hình dung rõ hơn, BIBIBO sẽ gợi ý chi tiết thực đơn cho bé ăn dặm kiểu nhật trong 15 ngày đầu tiên:
  • Ngày 1-2: 1 muỗng cháo loãng nhỏ 5ml theo tỷ lệ 1:10
  • Ngày 3-4: 2 muỗng cháo loãng nhỏ 10ml theo tỷ lệ 1:10
  • Từ ngày 5-7: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml theo tỷ lệ 1:10
  • Ngày 8-10: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml theo tỷ lệ 1:10 Và thêm 1 muỗng nhỏ Khoai lang nghiền.
  • Ngày 11-12: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml theo tỷ lệ 1:10 kèm theo 1 muỗng nhỏ Cà rốt nghiền. 
  • Ngày 13-14: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml theo tỷ lệ 1:10 kèm theo 2 muỗng nhỏ Cà rốt nghiền.
  • Ngày 15: 3 muỗng cháo loãng nhỏ 15ml theo tỷ lệ 1:10 kèm theo 2 muỗng nhỏ Cà rốt nghiền, 1 muỗng nhỏ khoai lang nghiền. 
Đây có thể coi là giai đoạn bắt đầu và khó khăn nhất. Khi mẹ đã làm quen rồi, thì việc lên thực đơn sẽ dễ dàng hơn nhiều.

7. Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ chi tiết từng tháng

Thực đơn 30 ngày ăn dặm chuẩn Nhật cho trẻ 5 tháng tuổi: 
an-dam-kieu-nhat-huong-dan-chi-tiet-day-du-nhat-tu-a-z-10

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi:
an-dam-kieu-nhat-huong-dan-chi-tiet-day-du-nhat-tu-a-z-11

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7-8 tháng tuổi:
an-dam-kieu-nhat-huong-dan-chi-tiet-day-du-nhat-tu-a-z-12

Thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 9-11 tháng tuổi:
 
an-dam-kieu-nhat-huong-dan-chi-tiet-day-du-nhat-tu-a-z-13

8. Lời Kết 

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, các mẹ đã có cái nhìn và hiểu rõ hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này. Chúc các mẹ có một quá trình ăn dặm đồng hành cùng con thật vui vẻ và thoải mái!
Website: https://bibibo.com.vn/

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay140
  • Tháng hiện tại7,117
  • Tổng lượt truy cập233,692
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây