TOP 10++ cách trị ho cho bà bầu an toàn - hiệu quả XEM NGAY

Đã xem: 734
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của bà bầu bị suy giảm nên dễ bị các vấn đề sức khỏe, điển hình như ho dai dẳng kéo dài khiến các mẹ đều khó chịu và lo lắng. Vậy bà bầu bị ho phải làm sao? Cùng BIBIBO tìm hiểu cách trị ho cho bà bầu cực an toàn - hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh

 

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 1

Hướng dẫn các bài thuốc dân gian trị ho cho bà bầu hiệu quả

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, để bảo vệ đường thở dưới tác động bên ngoài kích thích vào đường hô hấp. Tuy nhiên nếu ho kéo dài sẽ là một vấn đề nghiêm trọng mà bất cứ ai cũng đều phải quan tâm, đặc biệt là mẹ bầu. 

Khi bị ho, bà bầu cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để chữa trị, tránh tình trạng ho kéo dài ảnh hưởng tới tinh thần, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến đó là: 

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 2

Ho là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai

  • Hệ miễn dịch yếu: Khi mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ không còn khỏe mạnh như trước kia. Điều này khiến cho các chị em dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, dễ mắc bệnh viêm nhiễm đặc biệt là về đường hô hấp

  • Do nhiễm virus, cảm cúm

  • Thay đổi thời tiết khiến cơ thể chưa thích ứng kịp làm bà bầu bị cảm cúm dẫn tới ho

  • Dị ứng: Nhiều bà bầu khi tiếp xúc với lông chó mèo, thức ăn, bụi bẩn, phấn hoa,... bị dị ứng ảnh hưởng tới đường thở gây ra triệu chứng ho. 

  • Hen suyễn: Những bà bầu có tiền sử bị bệnh hen suyễn thì trong quá trình mang thai sẽ thường xuyên gặp vấn đề hô hấp điển hình như ho dai dẳng, ho nặng. 

  • Tắc nghẽn mũi, viêm mũi: Phụ nữ mang thai thường có nồng độ nội tiết tố estrogen tăng lên dẫn tới sưng phù nề niêm mạc mũi, làm tắc nghẽn mũi, viêm mũi và điều này có thể dẫn tới các cơn ho

  • Trào ngược dạ dày: Thai càng lớn càng tạo áp lực lên ổ bụng gây trào ngược dạ dày khiến bà bầu bị ho 

  • Bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi  

  • Mắc bệnh ho gà: Đây là một bệnh nhiễm khuẩn với các triệu chứng là ho dữ dội, do đó bà bầu cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.

  • Ô nhiễm không khí: Tình trạng ô nhiễm không khí, khói, bụi và khí gas có thể gây ho ở phụ nữ mang thai.

2. Những triệu chứng ho thường gặp ở bà bầu

  • Ho sổ mũi, nghẹt mũi

  • Ho ngứa đau rát cổ họng, ho khan

  • Ho kèm theo nhiều đờm

  • Ho khó thở, mất ngủ

  • Ho nhiều về ban đêm

3. Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Bất cứ vấn đề gì về sức khỏe trong lúc mang thai cũng đều khiến cho mẹ bầu lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Việc bị ho cũng vậy. Tùy theo từng tình trạng ho và thể trạng của mẹ mà có những tác động khác nhau. Thông thường, ho không phải là triệu chứng nghiêm trọng, nếu ho nhẹ thì mẹ bầu hoàn toàn an tâm, thai nhi không bị ảnh hưởng xấu. Vì thai nhi đã được nước ối bao bọc, bảo vệ an toàn không bị ảnh hưởng bởi áp lực, rung động khi ho. Còn nếu mẹ bầu bị ho kéo dài, ho mạnh, ho liên tục thì có thể dẫn tới một số nguy hiểm như:

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 3

Bà bầu bị ho nặng kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi

  • Kích thích gây cơn gò tử cung, động thai, dọa sinh non

  • Ho nhiều gây co thắt vùng ngực khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi

  • Đặc biệt đối với mẹ đang có thể trạng yếu, bị động thai, dọa sẩy thì việc ho nhiều càng nguy hiểm tạo áp lực lên ổ bụng

  • Tình trạng ho còn là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột. Trường hợp bị ho nặng, ho do hen suyễn có có thể lây nhiễm sang thai nhi dẫn tới dị tật bẩm sinh 

4. TOP 10 cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất từ thiên nhiên cực kỳ an toàn, hiệu quả

Khi bị ho bệnh lý thông thường sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tuy nhiên nếu mẹ bầu sử dụng thì có thể gặp nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó trường hợp ho kéo dài và tình trạng nặng cần phải đi khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Còn đối với trường hợp mẹ bầu mới bị ho, ho nhẹ thì có thể thực hiện các biện pháp từ thiên nhiên để long đờm, giảm kích thích cổ họng, cải thiện cơn ho mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. BIBIBO xin tổng hợp TOP 10 bài thuốc trị ho hiệu quả từ dân gian mà mẹ bầu nên tham khảo: 

Xông tỏi/ sả giúp giảm ho cho bà bầu

Tỏi có tính kháng khuẩn mạnh mẽ, có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Còn sả có mùi thơm dễ chịu, giúp mẹ bầu thư giãn và giải cảm. Do đó, mẹ có thể dùng tỏi hoặc sả để xông làm khai thông đường thở, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây hại. 

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 4

Việc xông tỏi hoặc sả giúp cải thiện tình trạng ho ở bà bầu

Cách thực hiện: 

  • Sử dụng 5-7 tép tỏi tươi làm sạch đập dập cho vào 2 lít nước sôi. Hoặc dùng 5-6 cây sả cùng ít lá chanh đập dập cho vào 2 lít nước đun sôi rồi tắt bếp

  • Dùng khăn lớn trùm kín đầu rồi xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút.

  • Khi xông hơi cần hít thở sâu để tinh dầu tỏi có thể len lỏi sâu vào trong đường thở.

  • Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi thấy đỡ

Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai khi xông hơi chỉ xông vùng mặt, không xông toàn thân tránh nguy hiểm cho thai nhi.

Cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu bằng lê hấp đường phèn

Đây là một trong các cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất rất được yêu thích bởi có vị ngọt thanh mát rất dễ uống. Theo Đông y, dùng lê hấp đường phèn sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ho, tiêu đờm, và tăng sức đề kháng. Đặc biệt, lê có chứa nhiều dinh dưỡng, cung cấp thêm năng lượng và nâng cao sức đề kháng.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 5

Cách trị ho cho bà bầu bằng lê hấp đường phèn đơn giản, và hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả lê tươi và ít đường phèn

  • Cắt bỏ cuống lê và nạo 1 ít thịt lê bên trong

  • Cho đường phèn vào trong quả lê và đem đi hấp trong 15 phút

  • Dùng cả nước lẫn cái hàng ngày đến khi chứng ho thuyên giảm. 

Cách trị ho cho bà bầu bằng gừng

Gừng tươi có vị cay, tính ấm không chỉ giúp chống viêm, kháng khuẩn mà còn làm ấm cơ thể, ức chế virus gây bệnh cảm lạnh, loãng dịch đờm, giảm ho. Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng và nâng cao đề kháng. Việc uống trà gừng mật ong là cách trị ho cho bà bầu cực hiệu quả.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 6

Bà bầu bị ho nên uống trà gừng mật ong để cải thiện tình trạng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 miếng gừng tươi + 2 thìa mật ong

  • Dùng 1 miếng gừng tươi cạo sạch vỏ thái sợi cho vào cốc rồi thêm 200ml nước sôi nước để trong 15 phút sau đó cho mật ong vào khuấy đều

  • Uống khi còn ấm, ngày 1 lần

Lưu ý: Không lạm dụng cách trị ho cho bà bầu bằng gừng với lượng sử dụng nhiều vì có thể gây chảy máu bất thường, ợ nóng, đầy bụng,...

Cách trị ho cho bà bầu bằng quất hấp mật ong

Quất có đặc tính long đờm, chống viêm đồng thời có hàm lượng vitamin C cao giúp tăng khả năng miễn dịch cho bà bầu. Do đó, quất thường được sử dụng để giảm bớt cơn ho, kết hợp cùng với mật ong vừa làm dịu cổ họng vừa thơm ngon dễ uống, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, được nhiều mẹ bầu yêu thích đặc biệt là các mẹ bầu 3 tháng đầu, sử dụng cực kỳ an toàn.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 7

Sử dụng quất hấp mật ong là cách trị ho cho bà bầu cực kỳ an toàn, hiệu quả

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 4 – 5 quả quất vàng tươi và 1 ít mật ong

  • Quất rửa sạch, ngâm nước muối rồi thái lát trộn cùng mật ong đem hấp cách thủy trong 5-10 phút. Có thể dùng đường phèn thay mật ong

  • Dùng cả nước lẫn cái khi còn ấm

  • Sử dụng 2-3 lần trong ngày liên tiếp tới khi thấy cải thiện tình trạng ho

  • Đem ra để nguội bớt và dùng cả nước lẫn cái

Lưu ý: Mẹ có thể làm sẵn một hũ quất ngâm mật ong trong nhà để sử dụng bất cứ lúc nào thật tiện lợi nhé! Ngoài ra trong cách trị ho cho bà bầu 3 tháng đầu này có thể thay quất bằng chanh đào ngâm mật ong để sử dụng vô cùng an toàn và giúp cải thiện tình trạng ho đấy.

Uống trà bạc hà - mẹo trị ho cho bà bầu nhanh chóng

Lá bạc hà có chứa hoạt chất axit rosmarinic chống viêm, ức chế virus gây nhiễm trùng; đồng thời chất menthol còn làm mát cổ họng, long đờm, giảm ho nhanh. Đồng thời cải thiện tình trạng buồn nôn ở nhiều bà bầu bị nghén.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 8

Bà bầu bị ho nên uống trà bạc hà để cảm thấy dễ chịu và sớm chấm dứt tình trạng ho

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà và 1 ít đường

  • Rửa sạch bạc hà để ráo rồi vò lá bạc hà cho vào tách. Hãm cùng 300ml nước nóng trong khoảng 15 phút

  • Uống trà khi còn ấm, có thể thêm đường nếu thích hoặc cho thêm gừng tươi thái sợi để tăng tác dụng chống nôn, giảm ho.

Ăn cháo tía tô vừa giải cảm vừa trị ho cho bà bầu

Với mẹ bầu bị ho do cảm lạnh có thể ăn cháo tía tô vừa có tác dụng giải cảm nhanh và trị ho hiệu quả. Sau khi ăn cháo tía tô, bà bầu sẽ đổ mồ hôi, thải hết chất độc ra ngoài, giảm đau họng và ho đáng kể. Khả năng giải độc, tiêu đờm an toàn ở tía tô luôn được đánh giá cao nên mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm sử dụng. 

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 9

Nếu bà bầu bị cảm lạnh dẫn tới ho thì nên ăn cháo tía tô để phục hồi sức khỏe

Cách sử dụng:

  • Gừng tươi và tía tô rửa sạch, thái sợi

  • Nấu cháo nhừ đập trứng gà vào khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn rồi cho lá tía tô và gừng tươi vào trộn đều

  • Ăn ngay khi còn nóng để phát huy hiệu quả của lá tía tô

Cách trị ho cho bà bầu tại nhà bằng nước ép củ cải trắng 

Củ cải trắng theo Đông y có tác dụng  kiện tỳ tiêu thực, nhuận phế, tiêu đờm và giảm ho. Do đó mẹ bầu khi bị ho bởi viêm họng có thể sử dụng củ cải trắng để cải thiện tình trạng. Ngoài ra củ cải trắng còn tốt cho tiêu hóa, giảm đầy hơi chướng bụng và cải thiện tình trạng chán ăn ở bà bầu.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 10

Cách trị ho cho bà bầu bằng uống nước ép củ cải trắng được nhiều bà bầu áp dụng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1kg củ cải trắng tươi kèm 250gr gừng và 300ml mật ong

  • Làm sạch củ cải và gừng, gọt vỏ rồi ngâm nước muối 

  • Ép củ cải trắng lấy nước cốt còn gừng thái sợi, cho vào đun trong khoảng 10 phút sau đó cho mật ong và khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp

  • Để nguội rồi cất vào lọ thủy tinh để dùng dần

  • Dùng mỗi ngày 2, 3 lần, mỗi lần 1 thìa pha cùng nước ấm

Bên cạnh đó, bà bầu có thể bổ sung món ăn từ củ cải như củ cải hầm xương, củ cải xào, củ cải luộc...trong thực đơn ăn hàng ngày để giảm ho ngứa cổ.

Cách trị ho cho bà bầu bằng lá hẹ cực đơn giản

Lá hẹ hấp là bài thuốc dân gian trị ho cho bà bầu an toàn được sử dụng phổ biến, sử dụng cho cả trẻ sơ sinh. Lá hẹ có tính ấm, không chứa độc, có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các virus vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, giảm viêm và tiêu đờm hiệu quả.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 11

Dùng lá hẹ hấp đường phèn có tác dụng trị ho hiệu quả và an toàn cho bà bầu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi cùng ít đường phèn hoặc mật ong

  • Lá hẹ rửa sạch để ráo nước, cắt nhỏ cho vào bát cùng với đường phèn hoặc mật ong, hấp cách thủy trong khoảng 10 phút.

  • Mỗi ngày ăn 2 lần cả nước lẫn cái, ăn hàng ngày tới khi khỏi ho

Sử dụng rau diếp cá trị ho cho bà bầu 

Diếp cá được đánh giá cao trong việc trị ho cho bà bầu bởi công dụng giải độc mát gan, kháng viêm, diệt khuẩn, long đờm. Còn nước vo gạo có tác dụng làm sạch và dịu họng, giảm ngứa rát. Do đó kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ giúp cải thiện tình trạng ho ở bà bầu.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 12

Trị ho bằng rau diếp cá cùng nước vo gạo được nhiều bà bầu đánh giá cao về tác dụng trị ho

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá cùng 1 ít nước vo gạo sạch

  • Ngâm lá diếp cá trong nước muối, rửa sạch rồi xay lấy nước cốt, cho vào nước vo gạo rồi nấu cách thủy

  • Dùng khi ấm, có thể cho thêm mật ong để dễ uống 

Sử dụng nghệ trị ho cho bà bầu do trào ngược thực quản

Sử dụng nghệ trị ho sẽ vô cùng thích hợp với các bà bầu bị trào ngược thực quản gây ho. Nghệ chứa chất curcumin rất tốt cho dạ dày, đồng thời có tác dụng làm lành các tổn thương ở họng, thực quản, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời nghệ có tác dụng chống viêm tốt, giảm táo bón, tăng sức đề kháng.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 13

Sử dụng nghệ vừa trị ho vừa giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày cho bà bầu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nửa thìa tinh bột nghệ, nước ấm và ít muối tinh 

  • Pha nghệ vào cốc nước ấm thêm ít muối vào khuấy đều cho tan

  • Uống mỗi ngày 1 lần (sáng hoặc tối) trong 3 ngày liên tiếp sẽ thấy các triệu chứng ho giảm đáng kể

Lưu ý nên dùng nghệ vàng, không dùng nghệ đen, và mẹ bầu không nên lạm dụng quá nhiều (sử dụng không quá 10g/ ngày).

5. Thực hiện thêm một số mẹo trị ho cho bà bầu tại nhà khác

Bên cạnh việc thực hiện các cách trị ho cho bà bầu tại nhà từ các bài thuốc thiên nhiên dân gian, khi bị ho bạn cần chú ý thực hiện thêm 1 số mẹo trị ho cho bà bầu như sau:

Dùng nước muối súc miệng hàng ngày

Nước muối có tính sát khuẩn, sát trùng sẽ loại bỏ được các vi khuẩn tồn tại trong niêm mạc họng. Trong quá trình súc miệng cũng giúp loại bỏ các chất đờm trong khoang miệng nếu có. Mẹ bầu nên dùng từng ngụm nhỏ ngậm trong miệng ngửa cổ súc miệng để nước muối lan ra khắp các nơi trong khoang miệng. Nên súc miệng 2-3 lần/ ngày.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 14

Mẹ bầu cần súc miệng nước muối mỗi ngày và uống đầy đủ nước 

Uống thật nhiều nước

Ho nhiều sẽ khiến mẹ có xu hướng bị mất nước, do đó cần bổ sung lượng nước đầy đủ để tránh thiếu hụt nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc uống nước nhiều cũng giúp tăng cường sự thải độc ra khỏi cơ thể mẹ giúp mẹ nhanh khỏe. 

Với bà bầu nên uống từ 2,5-3 lít nước hoặc nhiều hơn, nên dùng nước ấm và tuyệt đối không uống nước lạnh, nước đá. Có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để thêm vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng đề kháng. 

Bôi dầu khuynh diệp để giữ ấm đường hô hấp

Khi bị ho, bà bầu nên nhớ sử dụng dầu khuynh diệp chà nhẹ lên cổ, ngực, gan bàn chân để giữ ấm và làm thông đường hô hấp, giảm thiểu các cơn ho và tình trạng cảm lạnh. Đây là một mẹo trị ho cho bà bầu được sử dụng phổ biến. Lưu ý, không bôi dầu nóng vào khu vực bụng tránh ảnh hưởng tới thai nhi nhé! 

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 15

Bôi dầu ấm vào khu vực cổ, ngực hay gan bàn chân rất tốt cho bà bầu bị ho

Bổ sung thêm Kẽm

Việc bổ sung kẽm sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn chặn virus tiếp tục sinh sôi. Tăng cường kẽm cho cơ thể qua thuốc bổ cho bà bầu hoặc các thực phẩm giàu kẽm như: cải bó xôi, dầu lúa mì, hạt bí ngô,...

Ăn ô mai/ viên ngậm trị ho cho bà bầu

Việc ăn ô mai giúp tăng tiết nước bọt, chống khô họng làm dịu niêm mạc họng, cải thiện tình trạng ho của mẹ bầu. Hoặc mẹ bầu có thể sử dụng viên ngậm thảo dược hoặc siro trị ho cho bà bầu vừa bổ phế vừa giảm ngứa rát họng, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn và đỡ cơn ho hơn.

Kê cao gối khi nằm 

Nhiều mẹ bầu ho nhiều hơn về đêm bởi khi nằm xuống hệ hô hấp sẽ bị cản trở gây ho kéo dài. Do đó bạn có thể kê cao gối khi nằm để giảm ho. Đồng thời nếu tình trạng ho nhiều về đêm khiến mẹ mất ngủ thì có thể tăng thêm giờ ngủ trưa thêm 1-2 tiếng để tránh thiếu ngủ. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 16

Để cải thiện giấc ngủ khi bị ho dai dẳng, bà bầu hãy kê cao gối khi ngủ 

Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm 

Khi bị ho do dị ứng không khí ô nhiễm, bụi bẩn, thực phẩm, nước hoa,... thì bạn cần phải tránh tiếp xúc với nó để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Đồng thời dọn dẹp không gian phòng ngủ thật sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc gây ho.

Giữ ấm cơ thể 

Bà bầu bị ho cần hạn chế tiếp xúc với khí lạnh gây ho nhiều hơn. Do đó, bà bầu cần phải giữ ấm cơ thể nhất là về đêm và rạng sáng bằng cách đi tất chân, giữ kín cổ tránh gió thổi vào. Hạn chế ra đường vào buổi sáng sớm hay tối, nếu ra cần đeo khẩu trang, mặc kín cổ để bảo vệ đường hô hấp.

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 17

 

Khi thời tiết thay đổi mẹ bầu hãy nhớ giữ ấm đường hô hấp để tránh bị tác động gây ho

6. Một số lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị ho tại nhà

Những biện pháp trên sẽ chỉ thích hợp khi bà bầu mới bị ho, ho nhẹ, giúp bà bầu nhanh chóng cắt cơn ho và cảm thấy dễ chịu hơn. Còn đối với tình trạng ho do bệnh lý thì không thể tự ý điều trị tại nhà mà cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân và hướng điều trị thích hợp, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Do đó, bà bầu bị ho cần lưu ý: 

  • Điều trị ho tại nhà nhưng không cải thiện, ho kéo dài thì nên đi khám

  • Không được tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà kể cả thuốc nam hay thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ

  • Chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần đi khám ngay lập tức để tránh nguy hiểm

7. Bà bầu bị ho - Khi nào cần đi khám? 

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 18

Bà bầu cần đi khám khi bị ho kéo dài để tránh các biến chứng nguy hiểm

Tâm lý chung của các bà bầu đó là khi mang thai không được dùng thuốc, do đó các bà bầu sẽ thường tự điều trị tại nhà đến khi không chịu được nữa mới đi khám. Lúc này thường tình trạng bệnh đã chuyển nặng, có thể biến chứng vào các cơ quan bên trong thành triệu chứng bệnh nguy hiểm khác như viêm phế quản, viêm phổi. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, bà bầu cần nhớ: Khi ho dai dẳng trên 2 tuần không khỏi dù đã thực hiện các phương pháp điều trị tích cực; hoặc ho kèm theo sốt, đờm đặc, đờm kèm máu, đau ngực,... cần đi khám ngay lập tức. Bác sĩ sẽ thăm khám phát hiện nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp dành riêng cho bà bầu.

8. Một số cách phòng tránh hạn chế tình trạng ho ở bà bầu

Mang thai là thời điểm nhạy cảm mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý cần giữ cho mình một sức khỏe thật tốt, để tránh ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Do đó, điều quan trọng là phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần chú ý tăng cường đề kháng để hạn chế việc bị ho dai dẳng. BIBIBO có một số gợi ý cho bạn như sau:

top 10 cach tri ho cho ba bau an toan hieu qua xem ngay 19

Bà bầu cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện khoa học để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng

  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người để phòng tránh nhiễm virus cúm lây lan. Tránh xa những người đang bị cảm cúm để ngăn ngừa lây bệnh

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt để tăng sức đề kháng

  • Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để nâng cao sức khỏe như tập yoga cho bà bầu

  • Uống đủ nước

  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh các vi khuẩn, virus, nấm mốc xâm nhập

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe

  • Đi khám thai định kỳ, tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe

  • Bổ sung đầy đủ vitamin và các thuốc bổ cần thiết theo chỉ định của bác sĩ dành cho bà bầu

  • Có chế độ nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, ngủ đủ giấc, không lao động quá sức

Hy vọng với những thông tin về cách trị ho cho bà bầu an toàn nêu trên, các bà bầu sẽ có thêm kiến thức để khắc phục tình trạng ho của mình. Chúc các bà bầu có một sức khỏe thật tốt, một thai kỳ thật ổn định để đón bé yêu ra đời khỏe mạnh nhé! 

Nguồn: https://bibibo.com.vn/

Biên tập viên: bibibo.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay236
  • Tháng hiện tại7,310
  • Tổng lượt truy cập225,918
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây