1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu mà bố mẹ cần lưu ý sau đây: Nhiễm trùng đường ruột
Đây là nguyên nhân hàng đầu và chủ yếu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hiếm gặp là nguyên nhân gây nên các bệnh lý tiêu chảy ở trẻ. Tiêu biểu như rotavirus - gây bệnh tiêu chảy cấp, vi khuẩn salmonella hay là ký sinh trùng giardia. Khi bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn này, bé sẽ bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng hoặc nước, kèm theo các triệu chứng như nôn, mửa, đau đầu, sốt. Không dung nạp lactose
Bất dung nạp lactose gây ra các vấn đề về đường ruột cho trẻ
Lactose là một thành phần có trong sữa nhiều loại sữa kể cả sữa mẹ. Khi cơ thể bé sơ sinh không sản xuất đủ lactase một loại enzyme để tiêu hóa lactose sẽ khiến cho làm lượng lactose bị tích tụ lại ở ruột và gây ra các vấn đề về đường ruột trong đó có bệnh tiêu chảy. Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu, nếu trẻ không bú mẹ mà bú sữa công thức thì hệ tiêu hóa của bé có thể phản ứng trước những tác nhân gây kích ứng từ sữa. Hay những bé trên 6 tháng, bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của con phải chống chọi với các thực phẩm bên ngoài nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Đặc biệt, con có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải thức ăn lạ, chứa virus, vi khuẩn có hại khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nôn mửa,… Ngoài ra trẻ mắc các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,… cũng rất dễ xảy ra hiện tượng tiêu chảy. 2. Ảnh hưởng của tiêu chảy đến sức khỏe trẻ sơ sinh
Tần suất con đi ngoài nhiều với những dấu hiệu sau thì có khả năng là trẻ bị tiêu chảy: phân lỏng, tóe nước, có bọt, hay đổi màu sắc, có nhầy hoặc máu. Khi bị tiêu chảy, bé thường mệt mỏi, bỏ bú, đi ngoài nhiều lần. Đặc biệt, mất nước là biểu hiện đáng lo nhất ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Biểu hiện cảnh báo theo từng mức độ sau: Con quấy khóc, mệt mỏi, đi ngoài nhiều lần
- Mất nước mức độ nhẹ: bé bị khô miệng, mắt, khóc ít chảy nước mắt hoặc không chảy. Con đi tiểu ít hơn bình thường, mệt mỏi, hay quấy khóc.
- Mất nước mức độ vừa: da trẻ khô, xuất hiện hiện tượng trũng mắt. Bé trông lờ đờ hoặc li bì, không chơi đùa như thường ngày.
- Mất nước mức độ nặng: thóp trũng, da trẻ mất khả năng đàn hồi. Bé không đi tiểu trong vòng 6 giờ, người rất lờ đờ, lo bì có khi hôn mê, mạch đập nhanh, huyết áp tụt.
Nếu trẻ sơ sinh tiêu chảy kéo dài dưới 2 tuần có khả năng trẻ mắc tiêu chảy cấp. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải. Nếu con không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà đúng cách
Bù nước, bù điện giải cho con
Mẹ có thể cho con uống dung dịch oresol bù nước
Đâu là điều bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Bố mẹ nên cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường, trẻ bú mẹ thì cần cho trẻ bú nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng dung dịch pha chế tại nhà để cung cấp nước và điện giải cho con như nước cháo muối, nước gạo rang, hoặc oresol. Tốt nhất là sử dụng oresol và pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn sẽ đạt được hiệu quả bù nước tốt nhất. Đảm bảo dinh dưỡng
Trong thời gian trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều ngày, con sẽ sụt cân rất nhanh. Nhưng có nhiều phụ huynh quan niệm rằng cần kiêng khem trong thời gian này, thậm chí không cho trẻ ăn các thực phẩm khác mà chỉ cho trẻ ăn cháo trắng. Điều này là không cần thiết. Cha mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ
Có một thực trạng phổ biến hiện nay là bố mẹ tự ý cho con uống thuốc kháng sinh để mau khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu kháng sinh dùng không đúng chỉ định sẽ làm tình trạng tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra còn dẫn tới tình trạng kháng với thuốc kháng sinh ở trẻ. Chỉ cho bé sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn. Bổ sung vi chất cho trẻ
Bố mẹ nên bổ sung vi chất cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nhất là kẽm. Bởi vì kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và giúp hồi phục tế bào biểu mô đường ruột bị tổn thương. Có thể bổ sung kẽm thông qua các chế phẩm thuốc chứa kẽm hoặc cho con ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, các loại đậu, hạt, ngũ cốc,... Khi nào cần đưa trẻ tới viện
Các triệu chứng mãi không giảm thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay
Các trường hợp sau đây cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để tránh những hậu quả đáng tiếc: - Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi
- Trẻ sinh non, có bệnh mãn tính hoặc là đang bị mắc nhiều bệnh cùng lúc
- Sốt trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc sốt trên 39 độ C với trẻ trên 3 tháng tuổi.
- Trẻ không ăn uống được, hoặc tiêu chảy buồn nôn kèm chóng mặt, nôn mửa liên tục
- Phân có máu hoặc tiêu chảy ra nước màu đen, phân ra nước lượng nhiều, liên tục.
- Trẻ có các dấu hiệu mất nước như mắt trũng, môi - da khô, khi véo da trẻ lên thì nếp véo ở da lâu mất. Tri giác như lừ đừ, mệt mỏi.
Tiêu chảy là một trong 5 bệnh thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà đúng cách rất quan trọng, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để giúp bệnh mau khỏi bệnh và còn phòng tránh biến chứng xảy ra.