8 dấu hiệu cho biết chuyển dạ mẹ cần ghi nhớ để đón bé yêu chào đời

Đã xem: 341
Vào những tháng cuối cùng của thai kỳ, các mẹ bầu thường gặp tâm lý hoang mang và không thể biết chính xác thời điểm mình sắp sinh. Bài viết này sẽ giúp bạn “gỡ lo lắng” qua các chia sẻ về dấu hiệu của việc chuyển dạ, mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Thế nào là chuyển dạ?

Chuyển dạ là quá trình diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi tử cung qua đường âm đạo của mẹ. Ở cuối thai kỳ, sẽ xuất hiện các triệu chứng báo hiệu thời điểm sắp sinh như cơ ở tử cung bắt đầu co thắt khiến phần bụng trở nên cứng, cổ tử cung bắt đầu mở dần. Sau đó, cơn đau ngày càng tăng dần và đều đặn, giữa các cơn co thắt là lúc tử cung thư giãn và trở nên mềm mại hơn.
Chuyển dạ là dấu hiệu báo hiệu mẹ bầu sắp sinh em bé
Chuyển dạ là dấu hiệu báo hiệu mẹ bầu sắp sinh em bé
Lúc này, thai nhi trong tử cung vừa xoay vừa di chuyển xuống dưới vào khung chậu của người mẹ từ lúc bắt đầu có cơn đau đầu tiên và kéo dài suốt thời gian khi bạn chuyển dạ. Khi cổ tử cung mở trọn 10cm cùng với sức rặn của thai phụ, thai nhi sẽ dần lọt qua khung chậu và chào đời. 
Quá trình sắp sinh được phân chia như sau:
  • Sinh đủ tháng: khi tuổi thai từ đầu tuần thứ 38 – 42 tuần (trung bình 40 tuần và đây được xác định là ngày sinh dự kiến). Lúc này thai nhi đã trưởng thành, phát triển toàn diện nhất và có khả năng sống độc lập, khỏe mạnh mạnh ngoài tử cung.
  • Sinh non tháng: tuổi thai từ 22 – 37 tuần. 
  • Sinh già tháng: tuổi thai lớn hơn 42 tuần. 

2. Các dấu hiệu nhận biết mẹ sắp chuyển dạ

Sa bụng dưới

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc thậm chí là chỉ trước vài giờ trước khi sắp sinh thật. Đặc biệt dễ nhận biết dấu hiệu chuyển dạ nhất là đối với trường hợp sinh con đầu lòng.
Bụng bầu tụt xuống dưới dấu hiệu của việc sắp sinh
Bụng bầu tụt xuống dưới dấu hiệu của việc sắp sinh
Với mẹ bầu sinh con từ lần thứ 2 trở đi, dấu hiệu này khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn chính thức bắt đầu. Lúc này, thai nhi đã ở tư thế sẵn sàng chào đời: đầu quay xuống dưới và ở vị trí thấp. 
Ở thời điểm chuyển dạ này, đầu của trẻ chèn ép lên bàng quang và làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Cảm giác trằn nặng ở bụng dưới nhiều nên bạn sẽ thấy di chuyển khó khăn, nặng nề. Mặt khác, mẹ sẽ cảm giác dễ thở hơn vì bé đã không còn nhiều chiếm không gian phổi và làm giảm áp lực lồng ngực. 

Cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung sẽ gây đau đơn cho mẹ bầu
Cơn gò tử cung sẽ gây đau đơn cho mẹ bầu
Cơn gò tử cung là một trong những dấu hiệu chuyển dạ thai phụ thường gặp nhất. Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện nhưng tần suất ít và không gây đau, xóa mở cổ tử cung. 
Các cơn co thắt xuất hiện vào tháng cuối thai kỳ với cường độ và tần suất tăng dần. Lúc này, bạn sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm. Khi sắp sinh, tần suất các cơn gò tật diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò chuyển dạ kéo dài từ 30 – 60 giây, và tăng dần 2-3 phút có 1 cơn.

Vỡ ối

Túi chất lỏng bảo vệ cơ thể thai nhi vỡ ra và chảy ra ngoài
Túi chất lỏng bảo vệ cơ thể thai nhi vỡ ra và chảy ra ngoài
Hiện tượng vỡ ối là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng cho thấy thai phụ bắt đầu chuyển dạ sinh em bé. Thai nhi phát triển bên trong 1 túi chất lỏng bảo vệ được gọi là túi ối. Khi túi ối vỡ nghĩa là em bé đã sẵn sàng và chuẩn bị chào đời. Cảm giác vỡ ối ở mỗi mẹ bầu không giống nhau. Bạn sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra nhanh, mạnh và đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo nhưng không hề gây thấy đau đớn. Một vài trường hợp, bạn chỉ thấy nước ối chảy ra dòng nhỏ, chầm chậm xuống chân.

Cổ tử cung giãn nở

Trong những tuần cuối thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sinh nở bằng cách giãn ra và mỏng dần trước khi mẹ chuyển dạ. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá, theo dõi độ xóa mở cổ tử cung thông qua việc khám âm đạo.
Tuy nhiên, tốc độ xóa mở cổ tử cung của mỗi thai phụ nhanh chậm khác nhau. Trung bình cổ tử cung phải mở đến 10cm mới được xem là mở trọn thuận lợi để thai phụ sinh nở.

Mất nút nhầy

Bạn sẽ thấy đũng quần lót dính các chất dịch màu hồng, đỏ sẫm
Bạn sẽ thấy đũng quần lót dính các chất dịch màu hồng, đỏ sẫm
Nút nhầy là khối chất nhầy dày nằm tại lỗ cổ tử cung, đóng vai trò như một hàng rào ngăn chặn vi khuẩn, virus và các nguồn lây nhiễm đi vào tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 của thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc có màu hơi đỏ. Đây chính là hiện tượng mất nút nhầy ở cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho bé chào đời.
Dịch nhầy thường có sẫm màu hoặc màu hồng, có dính một ít máu. Đây là dấu hiệu bạn sắp sinh. Tuy nhiên, thời gian mất nút nhầy và bắt đầu thực sự chuyển dạ không cố định. Một số mẹ bầu có thời gian từ khi mất nút nhầy đến khi sắp sinh chỉ trong vài giờ, vài ngày. Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu việc sắp sinh có thể xuất hiện trong 1-2 tuần. 

Bản năng “làm tổ”

Bạn sẽ thấy mệt mỏi ở những tuần cuối khi sắp chuyển dạ. Lúc này, bụng ngày càng to, gây chèn ép bàng quang khiến mẹ thường xuyên tiểu đêm nên khó có thể ngủ yên giấc. Do đó, bất cứ khi nào thấy buồn ngủ, bạn nên tranh thủ chợp mắt dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới nhé.
Mẹ sẽ thích dọn dẹp, sắp xếp lại mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp
Mẹ sẽ thích dọn dẹp, sắp xếp lại mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp
Ngược lại, có không ít mẹ bầu trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng, thích dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp lại mọi thứ khi sắp chuyển dạ. Đây có thể là dấu hiệu sắp sinh khi bản năng làm mẹ trỗi dậy và muốn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để chào đón con yêu. 

Chuột rút, đau thắt lưng

Bạn sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện từng đợt và thường xuyên hơn. Đồng thời, hiện tượng đau mỏi hai bên háng hoặc vùng lưng sẽ nghiêm trọng, đặc biệt nếu là lần đầu tiên bạn chuyển dạ. Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ khớp vùng xương chậu và tử cung bị giãn, kéo căng để chuẩn bị cho thai nhi ra đời. 

Giãn khớp

Các dây chằng trên cơ thể mềm mại và giãn hơn
Các dây chằng trên cơ thể mềm mại và giãn hơn
Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin giúp cho các dây chằng của thai phụ trở nên mềm và giãn hơn. Lúc này, khớp xương linh hoạt hơn giúp khung xương chậu mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở.

3. Khi có dấu hiệu chuyển dạ các thai phụ nên làm gì?

Thực tế, ngày dự sinh chỉ là ngày dự kiến và nhiều trường hợp mẹ bầu sẽ sinh không đúng như dự kiến. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ trên, bạn cần bình tĩnh, không lo lắng và thực hiện những điều sau: 
  • Đầu tiên, bạn cần đi khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi và xác định chính xác đã đến thời điểm cần nhập viện chưa. Khi đó, bạn sẽ được hướng dẫn chuẩn bị những vật dụng và giấy tờ cần mang,dặn dò các biểu hiện sắp chuyển dạ cần nhập viện,…
Hít thở đầu và tập làm quen với cơn đau đẻ
Hít thở đầu và tập làm quen với cơn đau đẻ
  • Làm quen với cơn đau: Mọi cơn gò đều gây cho bạn cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, các cơn gò chính là phần rất tích cực và cần phải có, vì cứ sau mỗi lần co thắt thì thời điểm bé chào đời càng đến gần hơn. 
  • Kiểm soát hơi thở, thả lỏng cơ thể: bạn hãy học cách thở chầm chậm, đều và nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt lo âu và đau đớn.
Như vậy,  việc nhận biết sớm các biểu hiện chuyển dạ sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để “vượt cạn” thành công và an toàn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ nhận biết sớm và có sự chuẩn bị kỹ đón bé yêu chào đời.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay139
  • Tháng hiện tại7,002
  • Tổng lượt truy cập233,577
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây