Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 và những điều cần biết

Đã xem: 759
Khi bị tiểu đường thai kỳ bạn cần phải chú ý kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để có kế hoạch điều trị phù hợp. Khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 cần chú ý những gì sẽ được BIBIBO bật mí qua bài viết dưới đây.

1. Sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ ở tuần thai thứ 32

Sự phát triển của thai nhi

Theo bảng chuẩn cân nặng của thai thi theo tuần tuổi, thai nhi tuần thứ 32 sẽ có cân nặng hơn 1,8 kilogarm một chút, chiều dài hơn 43 centimet. Vào thời điểm này, khung xương của bé  đã cứng cáp hơn.
 
Cơ thể bé phát triển trở nên cứng cáp hơn
Cơ thể bé phát triển trở nên cứng cáp hơn
 
Bé không hoạt động nhiều, 5 giác quan của bé đã có thể hoạt động. Đây là giai đoạn mọc tóc, móng tay, móng chân. Não đã hoạt động với hàng tỷ tế bào, mắt tương đối hoàn thiện, đồng tử co giãn để thích nghi với ánh sáng. Có thể bé vẫn tiếp tục tích trữ mỡ và tăng cân.

Sức khỏe của thai phụ

Ở tuần thai thứ 32, cân nặng của bạn tăng lên theo cân nặng của thai nhi và thường xuyên cảm thấy khó thở. Bạn sẽ hay bị ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày nhiều hơn giai đoạn trước.
 
Mẹ sẽ cảm thấy nặng nề và thường xuyên khó thở
Mẹ sẽ cảm thấy nặng nề và thường xuyên khó thở
 
Bên cạnh đó, thân nhiệt cao hơn người bình thường, chân có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, bạn sẽ đi tiểu ít hơn giai đoạn trước, bụng thường xuyên căng cứng trong vài giây.

2. Tiểu đường ảnh hưởng như nào đến thai kỳ tuần 32?

Đa phần em bé vẫn phát triển khỏe mạnh khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ ở tuần 32. Tuy nhiên, nếu không biết cách ngăn ngừa bệnh và “quên đi” việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 thì vẫn có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng như:
  • Thai nhi bị béo phì, chỉ số cân nặng và chiều cao gia tăng đột biến gấp 2 đến 3 lần so với tiêu chuẩn bình thường. 
Tiểu đường ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ
Tiểu đường ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ
  • Não bộ của em bé có thể gặp những tổn thương.
  • Trẻ ra đời dễ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Trường hợp nghiêm trọng là phải thở Oxy vì tiểu đường thai kỳ tuần 32 sẽ tác động đến phổi.
  • Quá trình phát triển đồng tử sẽ chịu ảnh hưởng, lòng trắng có khả năng bị đổi màu.
  • Tác động trực tiếp đến quá trình hấp thụ Oxy khiến móng và tóc chậm phát triển. Hệ khung xương của bé cũng bị ảnh hưởng.

3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32

Bạn cần phải kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu khi bị tiểu đường thai kỳ ở tuần 32. Thông qua việc kiểm tra, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần 32, thai phụ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
 
Theo dõi lượng đường có thể mẹ một cách chính xác
Theo dõi lượng đường có thể mẹ một cách chính xác
 
Mẹ bầu phải theo dõi sát sao tình hình phát triển của em bé như lượng ối, cân nặng, chiều cao,… Bạn hãy đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cần giữ lượng đường trong máu ổn định trong mức từ 5,7 – 6,1 mmol/l. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ tư vấn để theo dõi các vấn đề như:
  • Đo lượng đường huyết trong máu một cách chính xác.
  • Thời điểm phù hợp để tiến hành đo đường huyết trong máu. Phần lớn thai phụ đều được khuyên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 trước khi ăn sáng hoặc ít nhất 1 tiếng sau mỗi bữa ăn. 

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tuần 32

Nên ăn

Tăng khẩu phần ăn hoa quả, chọn loại quả ít đường
Tăng khẩu phần ăn hoa quả, chọn loại quả ít đường
 
Năng lượng cung cấp mỗi ngày nên dao động trung bình từ 1.800 – 2.500 calo. Bạn hãy tiến hành chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh để bị đói kéo dài hoặc quá no.  Bên cạnh đó, bạn nên giảm mỡ trong khẩu phần ăn và ưu tiên dùng cá, thịt nạc,… Đừng quên ăn ít nhất 5 phần hoa quả hàng ngày, tăng cường trái cây và rau.

Nên tránh

Mẹ bầu cần tránh nạp lượng thức ăn có đường. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải áp dụng chế độ ăn hoàn toàn không có đường. Bạn chỉ nên hạn chế dùng đồ ngọt, đồ ăn nhanh, bánh quy,… 
 
Nói không với kẹo bánh nhiều chất ngọt
Nói không với kẹo bánh nhiều chất ngọt
 
Hạn chế sử dụng nước có đường. Nếu dùng sinh tố, nước ép, hãy chọn loại quả chứa ít đường và lưu ý tránh cho thêm đường. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Trong trường hợp, bạn đã điều chỉnh chế độ ăn uống rồi mà lượng đường huyết trong máu vẫn cao thì rất có thể bạn phải cần kết hợp điều trị bằng Insulin. Ở trường hợp này bạn nên thăm khám và nhận sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.
Như vậy, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 là hình thức kiểm tra sức khỏe thai phụ quan trọng. Thông qua xét nghiệm giúp mẹ bầu phát hiện, kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn chặn những nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây