Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách điều trị

Đã xem: 842
Ho là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ khi thay đổi thời tiết, tuy nhiên nếu trình trạng này kéo ra dài và thường vào ban đêm thì ba mẹ cần lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị ho về đêm.

1. Nguyên nhân của tình trạng trẻ bị ho về đêm

Nhiệt độ thấp, không khí khô

Nhiệt độ ban đêm luôn thấp hơn ban ngày. Vào thời điểm giao mùa, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có thể chênh nhau đến 10 độ C. Sự thay đổi nhiệt độ này cộng với không khí khô và nhiệt độ máy lạnh thấp chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ho về đêm của các bé.

Ngủ không gối đầu

Mẹ cho bé nằm ngủ mà quên gối đầu khiến chất dịch nhầy mũi chảy xuống họng gây ho
Mẹ cho bé nằm ngủ mà quên gối đầu khiến chất dịch nhầy mũi chảy xuống họng gây ho
Ho thường đi kèm với với các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở. Tình trạng này càng thêm tồi tệ nếu bé ngủ với tư thế đầu gối thấp. Bởi lúc này, chất nhầy và dịch từ trên mũi sẽ chảy xuống họng, gây kích ứng và khiến trẻ bị ho về đêm

Phòng ngủ không sạch sẽ 

Phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên sẽ tích tụ nhiều bụi, tóc, lông vật nuôi trong nhà,… Lâu dần thì lớp chăn, ga, gối, nệm của bé bị ám bụi bẩn. Bé sẽ vô tình hít phải khi ngủ, không chỉ gây ra cho mà còn khiến bé bị hắt hơi, ngứa mũi, khó chịu.

Viêm họng, viêm xoang

Đây là bệnh lý phổ biến gây ho cho bé
Đây là bệnh lý phổ biến gây ho cho bé
Viêm họng, xoang là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Nếu bị viêm họng thì ban đêm, dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, bé dễ bị ho nhiều hơn so với ban ngày. Đi cùng với tình trạng này có thể là sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,…
Khi bị xoang, lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang bị viêm, phù nề, làm tăng tiết dịch nhầy. Vào ban đêm khi nằm ngủ, lượng dịch này sẽ chảy xuống họng, kích ứng niêm mạc họng khiến bé ho nhiều, thậm chí là ho dữ dội. 

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính khiến người mắc bệnh rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Hen suyễn làm phế quản phù nề, co thắt, tăng tiết dịch nhầy. Người bệnh sẽ cảm thấy khò khè, khó thở, đau tức ngực và  ho. Vì thế, nếu trẻ bị ho về đêm nhiều thì không loại trừ khả năng do bệnh hen suyễn.

Trào ngược dạ dày thực quản

Chứng trào ngược dạ dày thực quản mang theo axit dịch vị gây ho
Chứng trào ngược dạ dày thực quản mang theo axit dịch vị gây ho
Nếu bé mắc bệnh này thì khi ngủ, luồng khí trào ngược từ dạ dày lên thực quản mang theo axit dịch vị. Lượng axit này tác động đến hệ thần kinh đường khí quản, làm khí quản căng và kích thích phản xạ gây ho. 

2. Cách chữa trị tình trạng trẻ bị ho về đêm

Dưới đây là những việc bố mẹ cần làm khi thấy bé ho nhiều về đêm:

Trị ho đúng cách

Cha mẹ có thể cho bé uống các loại siro trị ho, viêm họng có nguồn gốc thảo dược như: Lá hẹ/ lá húng chanh hấp mật ong, siro từ tinh dầu thiên nhiên, quất ngâm đường phèn, cao lá thường xuân,... Trong thành phần các siro trên đều có mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống nhiễm trùng.
Trị ho hiệu quả bằng siro ho
Trị ho hiệu quả bằng siro ho
Đây là các loại thảo dược có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng viêm, kháng khuẩn, làm ấm họng và an toàn với bé. Ngoài ra, với những bé bị nôn, trớ khi ho, bạn nên chọn sản phẩm có tinh dầu gừng để làm ấm họng, giảm nôn.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên vệ sinh mũi bé thật tranh bằng cách nhỏ 5 - 10 giọt nước muối sinh lý 0,9%. Hãy vệ sinh trước khi đi ngủ hoặc vào nửa đêm khi trẻ bị ho. Nước muối sinh lý nhỏ mũi sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy, loại bỏ dịch nhầy, thông và sạch đường thở. Nó sẽ giúp bé giảm ho và ngủ ngon giấc hơn.

Không cho ăn sát giờ đi ngủ

Cho ăn sát giờ đi ngủ là thói quen không tốt
Cho ăn sát giờ đi ngủ là thói quen không tốt
Tình trạng trẻ bị ho về đêm hay xảy ra ở những bé thường có thói quen ăn uống sát giờ đi ngủ. Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa kết hợp với dịch vị tiết ra nhiều hơn trong lúc ngủ gây ứ, trướng dạ dày.
Sau một thời gian dài ăn uống liên tục vào đêm, các cơ ở đầu trên dạ dày suy yếu, không khép kín, tạo điều kiện để các chất dịch ứ trong dạ dày bị trào ngược, rỉ vào họng, tràn vào thanh quản gây ho, sặc, thậm chí là nôn trớ.

Cho bé uống đủ nước

tre bi ho ve dem 6
Nước cung cấp độ ẩm cần thiết cho bé
Cung cấp đủ nước cho cơ thể rất quan trọng bởi nước giữ cho đường thở luôn ẩm, không bị khô và kích ứng. Nếu trẻ không uống sữa hoặc không ăn thực phẩm có nước thì bạn nên cho bé uống nhiều nước hơn bình thường. Ngoài bổ sung nước, bạn cũng có thể cho bé ăn các món súp lỏng, uống nước ép trái cây để tăng lượng nước vào cơ thể.

Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng

Tăng độ ẩm không khí bằng máy tạo ẩm giúp đường thở của bé không bị khô. Đồng thời hơi ẩm làm lỏng dịch nhầy trong mũi họng của bé, từ đó làm dịu cơn ho và nghẹt mũi. Cha mẹ lưu ý chọn máy làm ẩm không khí an toàn, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Có thể đặt máy trong phòng ngủ của trẻ suốt đêm hoặc ở phòng chơi vào ban ngày.

3. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, tình trạng trẻ bị ho về đêm ở trẻ cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám ngay khi có các triệu chứng sau:
  • Các giải pháp trị liệu mà chúng tôi chia sẻ trên cũng như chăm sóc tại nhà không hiệu quả.
Thực hiện các biện pháp trị ho mà không hiệu quả
Thực hiện các biện pháp trị ho mà không hiệu quả
  • Trẻ ho kèm sốt cao, ho khạc ra đờm đặc, có mùi hôi, màu vàng lục.
  • Cơn ho kéo dài hơn 10 ngày.
  • Trẻ bị ho ra máu, hoặc là kèm theo co giật.
  • Cơn ho khởi phát đột ngột ngay khi trẻ ăn hay chơi đùa.
  • Ho kèm theo thở khò khè.
  • Trẻ khó bú, khó ăn và cả khó nuốt.
  • Ho kèm đổ mồ hôi về chiều, sụt cân
Như vậy, có thể thấy trẻ bị ho về đêm có nhiều nguyên nhân và bạn khó có thể phòng tránh hết chúng được. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ ho về đêm.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây