Trẻ sơ sinh bị nấc có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

Đã xem: 346
Trẻ sơ sinh khi xảy ra hiện tượng nấc cụt khiến nhiều bố mẹ lo lắng không biết bé đang bị làm sao và phải xử lý như nào. Hiểu được điều này, BIBIBO sẽ giải đáp giúp cho bậc phụ huynh về tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc và cách khắc phục hiệu quả.

1. Nguyên nhân tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Bé sơ sinh bị nấc có thể là do gặp phải một trong những nguyên nhân sau:
  • Bé không được giữ ấm đúng cách khiến cơ thể bị lạnh dẫn đến bị trào ngược khí gây nấc cụt
  • Bố mẹ cho bé uống sữa không đúng cách. Khi uống quá nhiều, sữa bị ngưng tụ không thể tiêu hóa được. Hoặc uống sữa lạnh làm khí ngưng trệ không thể lưu thông. Theo đó, chức năng dạ dày của trẻ bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường dẫn đến trào ngược khí, gây ra nấc cụt.
Bé bị nấc có thể do uống sữa không đúng cách
 
Bé bị nấc có thể do uống sữa không đúng cách
  • Nguyên nhân gây nấc còn có thể là do bé bú sữa mẹ quá nhanh hoặc bé vừa khóc xong mẹ đã cho uống sữa liền, gây khó thở và dẫn đến nấc.
Tuy nhiên tình trạng nấc cụt này chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, cơ thể sẽ tự cân bằng và hết nấc.

2. Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không?

Nấc cụt xảy ra khi sự co thắt không tự chủ, ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn. Kèm với đó là việc nắp thanh âm bị đóng đột ngột. Đây là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh, thậm chí có trẻ bị nấc ngay khi ở trong bụng mẹ do nuốt phải nước ối.
Nấc nhiều và lâu dễ làm bé bị trớ
Nấc nhiều và lâu dễ làm bé bị trớ
Cơn nấc cụt thường vô hại và sẽ hết ngay sau đó như đã nói ở trên. Thế nhưng, nếu không có biện pháp can thiệp để trẻ nấc lâu thì trẻ rất dễ thở dốc, thậm chí là nôn trớ, khó thở.

3. Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú mẹ?

Khi trẻ bị nấc thay vì cho bé uống nước nhiều mẹ chọn biện pháp cho bú để chữa nấc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khi trẻ sơ sinh nấc, không nên cho bé bú. Bởi bé chưa có khả năng tự nhận thức, việc cho bú không những không cải thiện được cơn nấc mà còn khiến bé nôn trớ hoặc là sặc.
Các chuyên gia cho rằng không nên cho bé bú khi bị nấc
Các chuyên gia cho rằng không nên cho bé bú khi bị nấc
Khác với người lớn khi bị nấc, uống nước sẽ cải thiện, nhưng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bạn cần xác định rõ nguyên nhân để có phương pháp xử lý phù hợp. Không nên cho bé bú trong khi con đã no, bú đủ cữ trước đó.

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nấc

Đa số nấc ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần điều trị. Chỉ khi trẻ nấc nhiều, kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt, nôn và quấy mẹ có thể thử một trong những biện pháp sau:

Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé

Dùng hai tai áp vào hai bên lỗ tai của bé trị nấc
Dùng hai tai áp vào hai bên lỗ tai của bé trị nấc
Bạn dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ trong khoảng nửa phút. Sau đó thả tay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng trẻ. Thực hiện động tác này liên tục từ 10 đến 15 lần. Biện pháp này làm cho cơ hoành bị căng cứng không bị co lại làm ngừng cơn nấc.

Làm bé xao nhãng

Giải pháp làm cho bé xao nhãng cực kỳ hiệu quả để chữa nấc đấy nhé. Thực tế, nếu bé không tập trung vào cơn nấc nữa thì nó sẽ tự động biến mất. Mẹ có thể khiến bé quên đi cơn nấc bằng cách cho bé chơi món đồ chơi mà bé yêu thích. Hoặc đơn giản là cho bé ngậm núm vú giả cũng là một cách hay.

Vỗ, massage lưng nhẹ

Vỗ và massage lưng bé nhẹ nhàng
Vỗ và massage lưng bé nhẹ nhàng
Bé có thể để đặt nằm xuống hoặc được bế dựa người. Mẹ dùng bàn tay chụm lại rồi vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng trẻ sơ sinh bị nấc. Cách này giúp bé tránh được trào ngược dày và làm bé ợ hơi thoát ra ngoài.

Thay đổi tư thế bú của bé

Một chú ý nho nhỏ giúp ngăn chặn cơn nấc, cũng như giảm triệu chứng nôn trớ đó là mẹ nên cho bé bú đúng tư thế. Mẹ có thể bế bé trên tay hoặc cho nằm nghiêng để ti sữa. Trong trường hợp bé uống sữa công thức, lựa chọn núm vú đúng kích cỡ miệng bé là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp hạn chế bé nuốt hình thành bọt khí. Ngoài ra, trước khi cho bé bú, bạn nên kiểm tra xem nắp bình đã được vặn chặt chưa để con thoải mái nhất nhé!

Cho bé ăn một ít đường

Đối với bé đang ở độ tuổi ăn dặm, bố mẹ có thể cho con nếm một ít đường vào lưỡi. Cũng như người lớn, các hạt đường sau khi vào đường hầu họng kích thích niêm mạc dạ dày, giúp  ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.

Như vậy, trẻ sơ sinh bị nấc là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe của bé. Sau khi đã áp dụng những cách trên mà vẫn chưa hết nấc kèm theo đó có những triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay227
  • Tháng hiện tại7,301
  • Tổng lượt truy cập225,909
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây