Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm những gì?

Đã xem: 600
Mỗi mẹ bầu cần phải xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe trong quá trình mang thai. Dưới đây là quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết. Cùng BIBIBO đọc ngay bài viết này để xem quy trình thực hiện gồm những bước nào nhé!

1. Khi nào thai phụ nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tất cả phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ. Tuy nhiên với các trường hợp người mẹ có tiền sử thừa cân béo phì, chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có biểu hiện báo hiệu đái tháo đường như thường xuyên khát nước, miệng thấy vị ngọt, mệt mỏi,…) thì cần xét nghiệm sớm hơn để xác định lượng đường huyết. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ là:
Tất cả phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24-28
Tất cả phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24-28
  • Mẹ bầu mang thai ở độ tuổi > 40 tuổi.
  • Thể trạng thừa cân, béo phì.
  • Tiền căn bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Từng sinh con có cân nặng ≥ 4000g.
  • Tiền căn thai lưu 3 tháng cuối mà không rõ lý do.
  • Từng sinh con dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân.
  • Tiền căn gia đình có người mắc bệnh tiểu đường ở tuýp 2.
  • Mắc chứng rối loạn phóng noãn buồng trứng đa nang.
  • Sử dụng thuốc như corticosteroids trước đây.

2. Bật mí quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm 1 bước

Thời điểm để xét nghiệm dung nạp glucose tốt nhất là vào sáng sớm khi bụng trống không. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu kiểm tra đường huyết lúc đói trước khi bạn uống một lượng dung dịch glucose 75g.
Xét nghiệm 1 bước dung nạp glucose
Xét nghiệm 1 bước dung nạp glucose
Cách 1 giờ, bạn sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu 2/3 kết quả dương tính có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ căn cứ vào giá trị đường huyết bất thường sau khi dung nạp glucose trong 2 giờ để đưa ra kết luận cuối cùng. Các giá trị đó lần lượt có kết quả là:
  • Đường huyết lúc đói: > 92mg/dl (5,1 mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180mg/dl (10,0mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 153mg/dl (8,5 mmol/l)

Xét nghiệm 2 bước

Bước đầu tiên là thử glucose để sàng lọc
Bước đầu tiên là thử glucose để sàng lọc
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước bao gồm: thử + dung nạp glucose
Có đến gần 5% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ bởi chế độ dinh dưỡng mất cân đối. Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose để sàng lọc nguy cơ xem có cần tiến hành kiểm tra tiếp hay không.
Nếu mức glucose huyết tương đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống dung dịch glucose là 130 mg/dL, 135 mg/dL hoặc 140 mg/dL ( tương ứng với 7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L)thì tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose.
Tuy nhiên kết quả thử glucose dương tính, chưa thể kết luận ngay bạn có mắc tiểu đường hay không. Chỉ khoảng 30% phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính thực sự bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả cuối cùng.
Thực hiện lấy máu tại các thời điểm sau khi dung nạp glucose
Thực hiện lấy máu tại các thời điểm sau khi dung nạp glucose
Ở bữa ăn cuối cùng trước khi xét nghiệm, bạn nên ăn muộn vì phải nhịn ăn vào buổi sáng thì xét nghiệm mới cho kết quả chính xác. Khi xét nghiệm, mẹ bầu phải uống hết một dung dịch chứa 100g glucose trong vòng 3 giờ. Sau đó 1 giờ, bác sĩ chích máu ngón tay để kiểm tra đường huyết và xác định cách cơ thể thai phụ chuyển hóa đường.
Giá trị đường huyết bất thường sau khi uống dung dịch 100g glucose trong vòng 3 giờ được tính như sau:
  • Đường huyết lúc đói: 95mg/dl (5,3mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180mg/ dl (10,0mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 155 mg/ dl (8,6mmol/l)
  • Sau 3 giờ: > 140mg/ dl (7,8mmol/l)
Nắm rõ quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cần thiết đối với mẹ bầu khi bước vào thời kỳ mang thai.

3. Những lưu ý khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Một số thai phụ có cảm giác buồn nôn khi uống dung dịch glucose. Tuy nhiên tác dụng này hoàn toàn không có hại gì và bắt buộc phải thực hiện nếu muốn làm xét nghiệm. Do trong các thử nghiệm bạn phải nhịn đói nên các mẹ có thể mang theo một ít bánh ngọt để ăn sau khi lấy mẫu máu xong lần cuối cùng. Bạn nên mang theo ít sách, máy nghe nhạc hay bất kỳ thứ gì để giải trí. Bởi thời gian chờ đợi giữa các lần xét nghiệm kéo dài hơi lâu.
Có người thân cùng đi xét nghiệm với bạn
Có người thân cùng đi xét nghiệm với bạn
Mẹ bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ bình thường. Không được đột ngột thay đổi chế độ sinh hoạt. Khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên có người thân đi cùng vì khi nhịn đói quá lâu có thể bị choáng, mệt mỏi.
Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ từ việc vận động đến chế độ ăn. Kết quả có thể có sai số nên bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện lại quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào các tuần sau của thai kỳ.

Như vậy, làm xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ là cần thiết đối với mỗi phụ nữ đang mang thai. Hiểu rõ các bước, cách thức của quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp các mẹ bầu chủ động hơn trong quá trình thực hiện

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay109
  • Tháng hiện tại1,985
  • Tổng lượt truy cập263,893
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây