1. Trẻ bị ho nên ăn gì?
Cháo hoặc súp nóng
Thường thì trẻ sẽ không muốn ăn những đồ nóng dù có đang bị ho hay không. Tuy nhiên bố mẹ nên dỗ bé ăn cháo hoặc súp nóng trước khi cho bé uống thuốc. Cháo không những cung cấp đủ dinh dưỡng mà còn dễ ăn, dễ tiêu và có nhiều nước để giúp bé loãng đờm, giảm ho hiệu quả. Nước ép trái cây, rau củ
Nước trái cây, rau củ giúp bé tăng sức đề kháng và dịu cơn ho
Trong bất kì trường hợp nào thì nước ép luôn tốt cho trẻ. Nó tăng cường vitamin giúp tăng sức đề kháng tốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên ép cả những loại rau củ để bé uống thay vì bắt bé cố ăn. Các loại rau củ như cà rốt, rau má,… là loại rau củ giàu vitamin và có tính mát. Nó cũng dễ uống giúp làm dịu đi những cơn đau họng do trẻ ho nhiều. Trứng
Đây cũng sẽ là một món ăn vô cùng hiệu quả để cải thiện các chứng ho của trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ ăn trứng luộc thay vì trứng rán. Bởi trứng chiên kèm rất nhiều giàu mỡ sẽ ảnh hưởng đến tình trạng ho, gây đau rát cổ họng.2. Trẻ bị ho kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?
Tuyệt đối không ăn đồ lạnh
Đồ lạnh gây viêm họng và khiến cơn ho nặng hơn
Sở thích của các bé là ăn kem và uống đồ lạnh. Tuy nhiên khi bé bị ho, bố mẹ phải nghiêm khắc với trẻ không được ăn uống đồ lạnh. Nhiều trường hợp trẻ bị ho và sử dụng đồ lạnh đã ảnh hưởng nặng tới phổi và phế quản của bé. Bánh kẹo ngọt
Phụ huynh nên hạn chế tối đa cho bé ăn các loại đồ ngọt. Bởi ăn quá nhiều đồ ngọt mà không vệ sinh răng miệng kỹ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi trong miệng của trẻ. Theo đó, những cơn ho sẽ khó thuyên giảm, đồng thời khiến bé khó chịu và mệt mỏi hơn. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ dầu mỡ tăng khả năng tiết dịch đờm gây ho nặng
Hầu hết đồ ăn chúng ta nấu hàng ngày chứa lượng dầu mỡ khá cao vì vậy bố mẹ nên giảm tối đa lượng dầu trong thức ăn khi trẻ đang bị ho. Những loại thức ăn này có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn và tăng tiết dịch đờm. Từ đó tình trạng ho sẽ kéo dài, lâu khỏi. Đây mà một trong những thực phẩm trẻ bị ho kiêng ăn gì bố mẹ nhất định phải nhớ. Không nên ăn tôm, cua, cá
Bố mẹ cần chú ý khi cho trẻ ăn tôm, cua, cá hoặc đồ ăn dễ gây dị ứng như nhộng... vì các đồ ăn này có thể gây ra tình trạng dị ứng và làm gia tăng tình trạng ho cũng như các biến chứng nguy hiểm khác,... Không ăn đậu phộng, hạt dưa, socola
Những loại hạt này khiến cơn ho nặng thêm
Khi ăn những loại thực phẩm này, cơ thể bé có xu hướng tiết đờm nhiều hơn và dẫn đến tình trạng ho nặng hơn và lâu. Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa hay socola khi con đang bị ho. Không uống nước mía
Tuy nước mía là loại nước uống thơm ngon, bổ dưỡng, đặc biệt hấp dẫn trong ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, đối với đối tượng đang bị ho thì nó lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. Nguyên nhân là nước mía có tính lạnh, quá ngọt và bé có thể uống cả cặn bã mía khiến những cơn ho nặng hơn. 3. Mẹo trị ho cho bé từ dân gian hiệu quả nhanh
Bên cạnh việc chú ý trẻ bị ho kiêng ăn gì thì bố mẹ có thể thử các mẹo trị ho dân gian rất hiệu quả sau: Rau diếp cá
Nước rau diếp cá là liều thuốc trị ho hiệu quả
Rau diếp cá được biết đến là một vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho cho bé hiệu quả. Bạn dùng một nắm lá diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn. Tiếp đó, trộn đều với một bát nước vo gạo và đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát. Để nguội và lọc lấy nước cho bé uống. Mẹ cho bé uống từ 2-3 lần mỗi ngày, tốt nhất là nên cho uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Củ nghệ tươi
Củ nghệ tươi ngoài việc dùng như một nguyên liệu trong bữa ăn hằng ngày thì có thể sử dụng để trị ho hiệu quả. Mẹ lấy củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc, 5g đường phèn rồi cho vào chưng cách thủy tầm 10 phút. Sau đó để nguội cho bé uống 3 lần/ ngày. Mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi, cho bé uống đến khi hết ho. Cây xương sông
Sử dụng xương sông để trị ho cho bé
Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng, ho, khàn tiếng nên có thể dùng như một mẹo trị ho cho trẻ. Mẹ lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ, cho một thìa nhỏ mật ong cùng vào bát. Sau đó, đem đi hấp cách thủy rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày, 2 lần/ ngày, uống liên tục trong 5 ngày. Củ cải trắng, gừng
Để giảm ho cho bé, mẹ lấy củ cải trắng và gừng xay nhuyễn bỏ vào bát rồi thêm một ít nước lọc và mật ong, đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút. Sau đó để nguội cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê và uống 3 lần/ một ngày. Hạt chanh, đường phèn
Hạt chanh hấp đường phèn trị ho cho bé cực hiệu quả
Mẹ lấy 5-6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn cho vào giã nhuyễn. Sau đó hòa thêm một thìa nước lọc cho vào bát sạch. Khi cơm cạn nước, cho bát hấp tới khi cơm chín. Sau đó lấy bát ra, để nguội, gạn nước trong và cho bé uống ngày 4-6 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Cách này chỉ dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên. Chanh đào ngâm mật ong
Chuẩn bị 1kg chanh đào rửa sạch ngâm trong nước đun sôi để nguội với một ít muối trong 30 phút. Sau đó vớt chanh để ráo nước, cắt thành lát nhỏ không bỏ hạt. Mẹ lấy 0,5kg đường phèn giã nhuyễn, chuẩn bị 1 bình thủy tinh sạch, cho lần lượt 1 lớp đường phèn, 1 lớp chanh đến hết và cho mật ong vào sau cùng. Chanh ngâm sau 3 tháng có thể dùng để giảm ho cho trẻ.Hy vọng với thông tin trên đã giúp bạn biết trẻ bị ho kiêng ăn gì và ăn gì để có thể chăm sóc tốt nhất khi con bị ho. Tuy nhiên, nếu đã có chế độ chăm sóc và ăn khoa học nhưng con vẫn ho kéo dài thì bố mẹ nên đưa con đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh.