Cúm A ở trẻ: Dấu hiệu chính xác & Cách điều trị

Đã xem: 637
Hiện nay, cúm A đang bùng phát và trở thành dịch nguy hiểm đối với mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu nhận biết cúm a ở trẻ chính xác là gì? Cách điều trị tại nhà như nào khi mới bắt đầu khởi phát bệnh? Hãy cùng xem chi tiết dưới đây để có thêm kinh nghiệm nhận biết triệu chứng sớm, và điều trị kịp thời nhé
cum-a-o-tre-dau-hieu-chinh-xac-cach-dieu-tri-1
Cần nhận biết chính xác cúm A sớm để cách điều trị thích hợp

1. Cúm A là gì?

Cúm A (hay còn gọi là cúm gia cầm) là một bệnh hô hấp được gây ra bởi các chủng bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9 và có khả năng tạo ra các chủng mới theo từng mùa. Hầu hết các trường hợp cúm A đều nhẹ và khỏi bệnh không cần điều trị. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mắc cúm a nặng nhập viện và tử vong. Đặc biệt trong thời gian gần đây, cúm A với biểu hiện ngày càng nặng, khi mà hệ miễn dịch của con người đang suy giảm và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch nguy hiểm, với nhiều biến chứng nghiêm trọng đặc biệt tới trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi. 

2. Cúm A ở trẻ có lây không? Lây qua những đường nào?

Cúm A được đánh giá là bệnh nguy hiểm có thể nhanh chóng thành đại dịch diễn ra trên diện rộng bởi virus tồn tại được lâu trong môi trường bên ngoài nên khả năng lây lan rất cao. 
cum-a-o-tre-dau-hieu-chinh-xac-cach-dieu-tri-2
Cúm A ở trẻ bùng phát do virus với tốc độ lây lan nhanh 
Virus cúm A có vật chủ là gia cầm, chim có thể lây trực tiếp từ vật chủ mắc bệnh sang người. Phổ biến là lây từ người qua người thông qua đường hô hấp: ho, hắt hơi, nói chuyện gần,... khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể. Trong khoảng cách 2m, virus có trong không khí cũng sẽ phát tán và lây lan nhanh chóng. Bên cạnh đó virus cũng bám trên các bề mặt như tay nắm, ghế, quần áo, cốc, bát đũa, điện thoại,..khả năng tồn tại đến 48h. Từ đó ta có thể thấy có rất nhiều thói quen hiện nay của mọi người có thể tạo điều kiện cho virus cúm a lây lan với tốc độ chóng mặt như: không đeo khẩu trang, dụi mắt, che miệng khi ho, dùng chung cốc bát đũa, bàn chải,... 
Bệnh có thể truyền từ một ngày trước khi có triệu chứng, đến sau khi khỏi bệnh 7 ngày. Đối với trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh có khả năng lây nhiễm trong thời gian dài hơn.

3. Trẻ mắc cúm A bao lâu thì khỏi?

Nguy cơ lây nhiễm cúm A ở trẻ là rất cao khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể, nhân lên nhanh chóng và khởi phát thành triệu chứng. Quá trình nhiễm bệnh bao gồm: 
cum-a-o-tre-dau-hieu-chinh-xac-cach-dieu-tri-3
Cúm A trải qua 3 giai đoạn với các triệu chứng như cúm thường khiến nhiều ba mẹ chủ quan
  • Giai đoạn ủ bệnh: từ 1-3 ngày (phổ biến là 2 ngày). Ngay sau khi tiếp xúc người bệnh, trẻ đã có thể bị phơi nhiễm và trong giai đoạn ủ bệnh. Lúc này trẻ chưa có dấu hiệu gì về việc nhiễm cúm a.
  • Giai đoạn khởi phát cúm a ở trẻ: 3-5 ngày sau đó. Lúc này virus tấn công trực tiếp vào đường hô hấp gây ra các triệu chứng bệnh đường hô hấp trên, trẻ xuất hiện triệu chứng nhẹ dễ bị nhầm với cảm cúm bình thường, do đó nhiều bậc phụ huynh dễ chủ quan không điều trị đúng cách.
  • Giai đoạn phát bệnh: kéo dài 7-10 ngày. Lúc này virus cúm a hoạt động mạnh khiến trẻ có biểu hiện rõ ràng: sốt cao, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, nặng hơn là tiêu chảy, sốt li bì,... Với người khỏe mạnh có thể hết sau 5 ngày/1 tuần. Còn thông thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần. 

4. Nhận biết triệu chứng cúm a ở trẻ chính xác

Độ tuổi nào cũng đều có thể nhiễm cúm A đặc biệt là trẻ em vì sức đề kháng ở độ tuổi này còn non nớt và thường gặp biến chứng nặng nề, nghiêm trọng hơn so với người lớn. Để ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển nặng ngoài ý muốn, ba mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu cúm A ở trẻ em, để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị khoa học. Những dấu hiệu cúm a thường gặp là: 
  • Sốt cao 
  • Ho, đau họng
  • Hắt hơi, chảy nước mũi/nghẹt mũi
  • Đau cơ, mệt mỏi
  • Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú (đối với trẻ sơ sinh)
  • Da mắt sung huyết
  • Một số trẻ xuất hiện triệu chứng nôn, tiêu chảy
cum-a-o-tre-dau-hieu-chinh-xac-cach-dieu-tri-4
Một số triệu chứng phổ biến của cúm A ở trẻ
Các triệu chứng kể trên dễ nhầm với bệnh cảm cúm bình thường, do đó ba mẹ cần chú ý mọi biểu hiện, diễn biến bệnh của con. Với trẻ sơ sinh dưới 24 tháng, triệu chứng cúm A điển hình đó là sốt từ 38.5 trở lên, kèm quấy khóc, ho, mệt hoặc nôn trớ trong ngày. Khi chuyển nặng sẽ sốt cao hơn, bỏ bú, tay chân lạnh, thở nhanh, li bì thậm chí xuất hiện co giật, suy hô hấp. 
Do đó, khi trẻ xuất hiện những biểu hiện nhẹ, ba mẹ không nên chủ quan mà cần đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhận bệnh chính xác từ đó có phác đồ điều trị bệnh phù hợp trước khi bệnh trở nặng.

5. Cúm A ở trẻ có nguy hiểm không?

Cúm A đang là đề tài nóng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi tỷ lệ trẻ mắc ngày càng tăng, và ngày càng có nhiều ca diễn biến nặng. Đối với ca bệnh thông thường có thể nhanh chóng khỏi bệnh mà không để lại biến chứng gì. Nhưng ở nhiều trẻ nhỏ do không được điều trị kịp thời nên dẫn tới nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng như:
  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm phổi, viêm phế quản
  • Suy hô hấp
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Viêm não
  • Tử vong
cum-a-o-tre-dau-hieu-chinh-xac-cach-dieu-tri-5
Dịch cúm a bùng phát, nhiều trẻ phải nhập viện do bệnh chuyển nặng
Do đó, nếu ngay lúc đầu trẻ xuất hiện triệu chứng mà ba mẹ chưa đi khám để phát hiện cúm A, thì hãy chú ý để ý các dấu hiệu cần đưa bé nhập viện ngay lập tức sau đây:
  • Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ, dùng hạ sốt vẫn không giảm 
  • Trẻ thở nhanh, khó thở
  • Trẻ bị co giật
  • Trẻ ngủ li bì, bỏ ăn, nôn trớ nhiều
Không chỉ trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém khi nhiễm cúm A cũng dễ dẫn tới các biến chứng, cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị kịp thời.

6. Phân biệt cúm A và các bệnh lý hô hấp khác

Để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất, ba mẹ cần trang bị kiến thức phân biệt triệu chứng cúm a ở trẻ với các bệnh lý đường hô hấp khác như: cúm thông thường, covid, sốt xuất huyết. Cụ thể:

Phân biệt cúm A ở trẻ và cúm thường

Các triệu chứng của cảm cúm thông thường bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu, ho kèm sốt nhẹ, người mệt mỏi. Các triệu chứng xuất hiện lần lượt, không nguy hiểm như cúm A.
Còn Cúm A là các biểu hiện xuất hiện đột ngột, sốt cao kéo dài đi kèm với đau họng, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, tiêu chảy,...dễ biến chứng nguy hiểm hơn.

Nhận biết Covid - Cúm A - Sốt xuất huyết

 
cum-a-o-tre-dau-hieu-chinh-xac-cach-dieu-tri-6

7. Cách chữa cúm a ở trẻ em- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm A

Hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh tìm hiểu cúm a ở trẻ em uống thuốc gì, cách chữa cúm a ở trẻ em khi con mình mắc bệnh. Hiện nay, chưa có một thuốc đặc trị nào dành cho bệnh cúm a nên các ba mẹ hãy cẩn trọng trước các thông tin bán thuốc chữa cúm a tràn lan trên mạng. 
cum-a-o-tre-dau-hieu-chinh-xac-cach-dieu-tri-7
Chữa cúm A đúng cách là có sự chỉ định dùng thuốc của bác sĩ
Với trình trạng bệnh thông thường, trẻ thường được chỉ định dùng thuốc hạ sốt và bổ sung vitamin để tăng đề kháng (theo đơn kê của bác sĩ). Bên cạnh đó ba mẹ cần thực hiện một số biện pháp điều trị cúm a cho trẻ tại nhà để giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe cũng như để không làm lây lan cho người khác, cụ thể như sau:
  • Cho bé cách ly để hạn chế lây lan bệnh (tối thiểu 7 ngày tính từ khi xuất hiện triệu chứng). Cách ly thêm 1 ngày sau khi khỏi hoàn toàn
  • Dọn dẹp vệ sinh phòng của bé sạch sẽ, thoáng mát để loại bỏ vi khuẩn đảm bảo an toàn cho bé
  • Rửa tay sạch thường xuyên
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ăn đồ mềm, loãng, dễ tiêu hóa, ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước. Với trẻ sơ sinh cần tăng cường bú mẹ
  • Không cho bé ra ngoài nếu không cần thiết. 
  • Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi tiếp xúc với người khác
  • Hạn chế cho bé sử dụng đồ chung của cả nhà.
  • Cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc cho trẻ uống quá liều quy định
Đối với trường hợp trẻ bị cúm a nặng, ba mẹ cần cho bé nhập viện để chữa trị theo phác đồ của bác sĩ.

8. Các biện pháp phòng ngừa cúm a ở trẻ hiệu quả

Trẻ bị cúm A vô cùng mệt mỏi, tình trạng kéo dài khiến trẻ bị sụt cân, suy giảm sức khỏe khiến ba mẹ xót xa. Để tránh cho trẻ khỏi dịch cúm nguy hiểm này, ba mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau: 
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày: rửa tay chân thường xuyên, vệ sinh cá nhân, xịt khuẩn,...
  • Đeo khẩu trang cẩn thận khi đi ra ngoài
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người có nguy cơ cao bị cúm hoặc đang nghi ngờ nhiễm cúm
  • Bổ sung đầy đủ vitamin để tăng đề kháng cho trẻ
  • Vệ sinh nơi ở thường xuyên giữ cho trẻ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn
  • Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ mỗi năm theo khuyến cáo của bộ y tế (đối với trẻ từ 6 tháng tuổi)  để giúp trẻ khỏe mạnh và ngăn ngừa biến chứng của cúm xảy ra 
  • Khi trẻ có dấu hiệu cúm như ho, sốt nên đưa đi khám ngay để có các biện pháp xử lý kịp thời, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh
cum-a-o-tre-dau-hieu-chinh-xac-cach-dieu-tri-8
Hướng dẫn phòng bệnh cúm A từ Bộ Y tế khuyến cáo
Hy vọng thông qua kiến thức trên về cúm A ở trẻ em, các bậc phụ huynh sẽ trang bị thêm nhiều thông tin hữu ích để sẵn sàng đối phó với dịch cúm A, vượt qua cúm A một cách nhẹ nhàng nhất. Theo dõi tiếp các bài viết trên BIBIBO nhé!
 

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay109
  • Tháng hiện tại2,009
  • Tổng lượt truy cập263,917
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây