Việc trẻ sơ sinh bị ho là điều mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng gặp, và cảm thấy lo lắng. Liệu con mình có ảnh hưởng gì không? Cách nào xử lý hữu hiệu giúp con đỡ ho? Hãy xem ngay bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin hữu ích liên quan tới việc bé bị ho mà ba mẹ cần biết nhé!
Ho là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến ba mẹ lo lắng
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Ho là phản xạ của cơ thể để bảo vệ trước tác nhân gây bệnh hoặc các dị vật tồn tại trong đường hô hấp. Những nguyên nhân gây ho thường gặp ở trẻ có thể kể đến như sau: - Do thời tiết thay đổi, cảm lạnh, cảm cúm
- Viêm đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan
- Viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi
- Bệnh ho gà (là bệnh truyền nhiễm)
- Hen suyễn
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Dị ứng thời tiết hoặc dị ứng với khói thuốc hay phấn hoa, bụi bẩn
- Các lý do khác như: hít phải dị vật, tiếp xúc với không khí ô nhiễm
Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, do đó, ba mẹ cần phải chú ý các biểu hiện ho của con. Tùy từng nguyên nhân và tình trạng để có cách xử lý tại nhà hay đi thăm khám cho kịp thời tránh dẫn tới các tình trạng nghiêm trọng hơn. 2. Trẻ sơ sinh bị ho có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị ho có thể biến chứng nguy hiểm nên ba mẹ không được chủ quan Trong điều kiện sinh lý, sức khỏe trẻ bình thường vẫn có thể thỉnh thoảng phát ra tiếng ho, là một biểu hiện tích cực giúp làm sạch đường thở, giúp hệ hô hấp hoạt động tốt. Tuy nhiên, ho ở trẻ sơ sinh còn là biểu hiện của nhiều chứng bệnh nhẹ - hoặc nguy hiểm mà ba mẹ cần phải đặc biệt lưu ý. Nếu tình trạng trở nặng, có thể khiến trẻ bị suy hô hấp nặng và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ba mẹ không được chủ quan và chú ý theo dõi trẻ ngay khi bị ho để đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt. 3. Phân biệt các triệu chứng ho: Ho thường, ho gà và viêm phổi
Ngoài ho thông thường, trẻ sơ sinh bị ho có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, mà phổ biến nhất và nguy hiểm nhất đó là ho gà và viêm phổi. Cùng phân biệt ngay các triệu chứng để có sự nhận biết và điều trị kịp thời nhé: Ho thường
Trẻ sơ sinh ho thường có dịch nhầy, kèm sổ mũi, chảy nước mắt, đau họng, chán ăn - các biểu hiện của cảm lạnh thông thường. Triệu chứng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần sau đó sẽ khỏi. Trong 1 năm trẻ sơ sinh có khả năng bị ho cảm lạnh thông thường 6-10 lần. Ho gà
Ho gà là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ Ho gà là một căn bệnh truyền nhiễm, với đặc trưng là ho ngược. Khi trẻ bị ho gà, các triệu chứng tương tự như trẻ bị cảm lạnh, tuy nhiên càng về đêm các cơn ho càng nặng hơn. Đặc biệt khi bé ho âm thanh giống như tiếng rít. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng khó thở, khiến mặt bé bị tím tái vì thiếu oxy dẫn tới suy hô hấp. Có thể kèm theo chảy máu cam, bầm tím mi mắt. Bệnh này có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Viêm phổi
Nguy cơ viêm phổi ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh vô cùng cao. Trẻ có khả năng từ ho do cảm lạnh hoặc các bệnh lý khác sang viêm phổi chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, nếu trẻ bị ho kéo dài thì ba mẹ cần chú ý các biểu hiện đặc trưng của viêm phổi như sau: - Trẻ ho nhanh, ho gấp, khó thở ( trẻ sơ sinh < 2 tháng tuổi có nhịp thở > 60 lần/ 1 phút; Trẻ từ 2 tháng - 1 tuổi có nhịp thở > 50 lần/ 1 phút)
- Bú kém hoặc bỏ bú
- Thân nhiệt cao >37 độ
- Khi bệnh trở nặng, trẻ sẽ ngủ li bì, mệt mỏi, lờ đờ, nôn nhiều, tím tái, co thắt lồng ngực
4. Nhận biết - giải mã các dạng ho thường gặp ở trẻ sơ sinh
Với mỗi đứa trẻ, tình trạng ho xảy ra có thể khác nhau. Tùy theo từng biểu hiện cụ thể của tiếng ho mà ba mẹ có thể kịp thời phát hiện nguyên nhân từ đó có cách điều trị đúng đắn. Dưới đây là một số dạng ho thường gặp ở trẻ sơ sinh, cùng tham khảo nhé: Ba mẹ cần phân biệt các triệu chứng ho khác nhau để có cách điều trị hiệu quả nhất nhé Trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là các cơn ho xảy ra do chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của trẻ. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này đó là viêm đường hô hấp. Tùy theo từng trường hợp mà trẻ bị ho kèm theo đờm màu trắng, xanh, vàng. Nếu đờm chuyển sang màu xanh thì là dấu hiệu đã bị nhiễm khuẩn, nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để thăm khám. Nếu ho có đờm nhiều kèm khó thở, bỏ bú thì có viêm phế quản, viêm tiểu phế quản (viêm phế quản cấp hoặc viêm phế quản co thắt), nguy hiểm hơn là viêm phổi. Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi là biểu hiện thường gặp, đặc biệt khi thay đổi thời tiết, giao mùa. Bởi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa thích nghi được các thay đổi của môi trường, thời tiết. Dấu hiệu ho sổ mũi thông thường là dấu hiệu cho thấy trẻ bị cảm lạnh, với các triệu chứng như ho kèm chảy nước mũi hoặc mũi bị nghẹt. Lúc đầu nước mũi có thể trong nhưng sau đó có thể đặc và chuyển sang màu xanh/vàng. Một số trẻ có kèm theo triệu chứng hắt xì, cáu gắt, sốt nhẹ, khó bú do trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi. Trẻ sơ sinh bị ho khò khè
Biểu hiện của tình trạng trẻ sơ sinh bị ho khò khè đó là trẻ bị ho kèm theo tiếng khò khè, nguyên nhân do đường thở bị chặn lại bởi dịch nhầy. Tình trạng này thường do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, viêm phế quản, hen suyễn hoặc có vật gì đó mắc trong thực quản của trẻ. Trẻ sơ sinh bị ho khan
Trẻ sơ sinh bị ho khan thường xảy ra khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên do bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng, là triệu chứng rất thường gặp. Trước sự thay đổi của nhiệt độ khiến cho thanh quản bị viêm và tạo ra phản ứng. Tình trạng ho khan này thường xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh viêm phế quản, viêm phổi hoặc do bé tiếp xúc nhiều với khói thuốc. Trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ
Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thông thường, tình trạng ho kèm theo nôn trớ là do mẹ cho trẻ ăn quá no, cho bú không đúng cách khiến trẻ bị sặc gây ho và nôn, hoặc trẻ vặn mình hay thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị ho và nôn trớ cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý về đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..), bệnh hô hấp (viêm phế quản, hen suyễn,...), bệnh hiếm gặp khác như viêm não, viêm màng não,... Trẻ bị ho và nôn trớ bệnh lý có các biểu hiện đó là: Ho kèm nôn mọi thứ mỗi khi bú, bỏ bú, mệt mỏi, quấy khóc, tiêu chảy, nặng hơn là sốt cao, co giật, ngủ li bì… Trẻ sơ sinh bị ho khi bú
Đây là tình trạng bé hít sữa vào đường thở khiến cho sữa bị trào lên mũi, gây khó thở và ho sặc sụa trong khi bú. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này đó là mẹ cho bú không đúng cách, bé bú nhiều quá dẫn tới sặc sữa gây ho, cho trẻ bú khi đang khóc, trong khi bú bé bị nấc hoặc cười hoặc khóc, trẻ vừa ngủ vừa bú,... Khi trẻ sơ sinh bị ho khi bú mà ba mẹ không xử lý kịp thời sẽ dẫn tới sữa chặn đường thở khiến bé bị tím tái, ngừng thở, gây mất mạng. Trẻ sơ sinh bị ho ban đêm
Có nhiều trường hợp ban ngày trẻ không ho nhưng lại ho nhiều về ban đêm khiến ba mẹ lo lắng. Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho vào ban đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm đường hô hấp hoặc hen suyễn. Hoặc do sự thay đổi nhiệt độ vào ban đêm khiến nhiều trẻ nhạy cảm có thể xuất hiện cơn ho. Nếu trẻ ho về đêm kéo dài hơn 7 ngày kèm các triệu chứng khác như sổ mũi, khó thở, ho nặng, sốt thì nên đưa trẻ đi khám ngay nhé. 5. Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?
Trẻ sơ sinh đề kháng còn yếu nên rất dễ bị ho. Do đó, khi mới có biểu hiện ho thì ba mẹ cần bình tĩnh chăm sóc con một cách phù hợp nhất. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho ba mẹ: Gợi ý một số biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho tại nhà
Đây là lúc ba mẹ nên nhớ chăm sóc trẻ cẩn thận trong thời điểm này vì lúc này hệ hô hấp của trẻ còn yếu dễ bị các vi khuẩn, virus khác tấn công, dễ nhiễm các bệnh mới. Hãy chú ý thực hiện những điều sau ngay tại nhà: Tăng cường cho trẻ bú mẹ là cách tốt nhất giúp nâng cao hệ miễn dịch - Đảm bảo vệ sinh phòng của bé sạch sẽ, thông thoáng
- Tăng cường cho bé bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng
- Để bé có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để nhanh phục hồi sức khỏe
- Tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch để giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lý thường gặp
- Sử dụng dầu tràm xoa đều lên cơ thể của bé đặc biệt phần cổ, ngực, bụng, gan bàn chân để giữ ấm cơ thể bé, giảm cơn ho
- Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch đường hô hấp, giảm chất nhầy trong mũi, giúp trẻ dễ tống đờm ra ngoài
- Kê cao đầu của trẻ khi nằm ngủ để giúp bé dễ dàng thở hơn, hạn chế tình trạng ho
- Giữ độ ẩm, nhiệt độ thích hợp trong phòng để giảm bớt kích ứng ho cho trẻ
- Hãy thử áp dụng một số mẹo trị ho cho trẻ từ thiên nhiên an toàn như cho trẻ uống quất hấp đường phèn, lê hấp đường phèn,...hoặc các siro ho từ thiên nhiên uy tín trên thị trường như Prospan,...
Một số bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc dân gian cho trẻ an toàn, hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng ngay khi thấy con bị chớm ho. Phổ biến nhất là các bài thuốc sau: Sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh là cách an toàn để chữa ho tại nhà cho trẻ Quất hấp đường phèn
- Quất sạch rửa sạch bổ đôi hoặc thái lát nhỏ trộn cùng 1 ít đường phèn hấp cách thủy 15-20 phút
- Đợi nguội chắt nước cho bé uống ngày 3 lần
Quất có vị chua kết hợp cùng đường phèn bổ phế, bổ tỳ giúp kháng viêm, giảm ho, long đờm hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Có thể cho thêm húng chanh để tăng thêm tác dụng chữa ho cho trẻ. Lá hẹ hấp đường phèn
- Lá hẹ rửa sạch thái thành từng đoạn ngắn trộn với ít đường phèn hấp cách thủy
- Đợi nguội chắt nước uống ngày 2 lần
Lá hẹ có tính ấm, bổ can thận kết hợp cùng đường phèn có tác dụng trị cảm lạnh, ho khan, ho có đờm, ho sổ mũi hiệu quả Lê hấp đường phèn
- Lê gọt vỏ cắt miếng nhỏ rồi trộn với ít đường phèn hấp cách thủy khoảng 45 phút. Hoặc cắt 1 phần đầu lê khoét ruột bên trong rồi cho đường phèn vào bên trong quả lê hấp
- Đợi nguội chắt nước uống ngày 2-3 lần
Hai nguyên liệu này kết hợp chung với nhau có tác dụng làm ấm, kháng viêm, giảm đau họng, hạn chế các cơn ho Chanh đào và đường phèn
- Chanh rửa sạch thái lát mỏng trộn với một lượng đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 15-20 phút
- Chắt nước cho bé uống ngày 3 lần
Bài thuốc này rất hiệu quả trong việc điều trị ho khan, ho có đờm ở trẻ sơ sinh. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đi khám?
Trẻ sơ sinh bị ho xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy đưa đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm Trong tình trạng trẻ bị ho bình thường, ba mẹ có thể theo dõi và chăm sóc ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu phát hiện một số dấu hiệu sau thì ba mẹ cần phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để tránh gây nguy hiểm về sau: - Trẻ ho kéo dài hơn 7 ngày không đỡ, càng lúc càng ho nặng hơn
- Ho kèm sốt hoặc hạ thân nhiệt đột ngột, có thể bị co giật
- Hơi thở bất thường, thở gấp, thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực hoặc khó thở
- Trẻ nôn trớ, mệt mỏi, ngủ li bì, tím tái
- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú
Sự chuyển biến từ tình trạng ho nhẹ sang dấu hiệu bệnh nguy hiểm ở trẻ là rất nhanh và đột ngột, do đó ba mẹ cần chú ý quan sát kỹ các dấu hiệu của trẻ để kịp thời đưa đến bệnh viện nhé! Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc khiến cho tình trạng ho càng trở nên nặng hơn
- Không được lạm dụng dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Tránh tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây nhiễm
- Không tiếp xúc với những người xung quanh đang bị bệnh
- Không dùng chung vật dụng chăm sóc cho trẻ
- Không được lạm dụng hút mũi hoặc dùng khí dung vì nếu không biết cách làm đúng cách dễ gây hại cho đường hô hấp của trẻ
- Tránh để trẻ bị lạnh
6. Một số sai lầm ba mẹ hay mắc phải khi trẻ bị ho
Dưới đây là một số sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh khi có con bị ho, hãy xem để nắm được và tuyệt đối tránh nhé: Chăm sóc và điều trị tình trạng ho ở trẻ sơ sinh khoa học, đúng cách là điều cần thiết đảm bảo sức khỏe bé yêu Cho trẻ sơ sinh uống thuốc khi vừa chớm
Rất nhiều ba mẹ quan niệm rằng khi vừa mới bị ho nhẹ nếu dùng thuốc sẽ khỏi nhanh, và không bị kéo dài ho dai dẳng. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Rất nhiều trường hợp ho là để cơ thể phản ứng với điều kiện môi trường bên ngoài, kích thích sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Nếu ba mẹ cuống cuồng dùng ngay thuốc kháng sinh, về lâu dài sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị phụ thuộc vào thuốc, và sau này thuốc sẽ bị “nhờn” khó có thể đem lại hiệu quả chữa trị bệnh. Tự ý ngưng dùng thuốc theo chỉ định khi thấy tình trạng ho đã giảm
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị ho được bác sĩ chỉ định điều trị theo liệu trình dùng thuốc nhất định, rất nhiều ba mẹ khi thấy con đỡ ho đã ngừng ngay dùng thuốc vì không muốn con sử dụng thuốc nhiều. Tuy nhiên điều này có thể khiến cho bệnh sẽ phát triển theo chiều hướng xấu hơn, phá hủy hiệu quả của liệu trình điều trị. Kiêng khem quá mức
Khi trẻ sơ sinh bị ho cần phải được đảm bảo ở trong một môi trường thông thoáng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa để tăng cường sự miễn dịch và giữ vệ sinh thật sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhưng nhiều ba mẹ lo lắng cho sức khỏe của con nên thực hiện chế độ kiêng khem quá mức như: giữ con trong phòng kín lâu ngày, kiêng tắm rửa, mẹ kiêng ăn uống,... điều này không tốt cho trẻ. 7. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi trẻ sơ sinh bị ho
Ba mẹ có nên tự mua thuốc điều trị ho cho trẻ không?
Không được tự ý cho trẻ sơ sinh dùng thuốc kháng sinh khi bị ho Khi trẻ bị ho, rất nhiều bậc phụ huynh đã ra hiệu thuốc để mua thuốc ho cho trẻ. Chính vì điều này mà tình trạng kháng kháng sinh đang xảy ra rất nhiều. Khuyến cáo của hiệp hội nhi khoa cho biết, ba mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ định kê đơn. Nếu sử dụng thuốc bừa bãi thì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho trẻ. Trẻ sơ sinh bi ho có nên tắm?
Khi trẻ bị ho, hãy tắm rửa cho trẻ hàng ngày đúng cách Xung quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị ho có nên tắm có rất nhiều ý kiến trái chiều, từ quan niệm dân gian tới y học hiện đại. Nhiều người cho rằng không nên tắm cho trẻ bị ho vì sẽ dễ bị nhiễm lạnh, khiến tình trạng ho chuyển biến nặng hơn và kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm. Còn đối với khoa học hiện đại, mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày để đảm bảo sự thoải mái cho bé, tránh khó chịu, ngứa ngáy. Nhưng mẹ cần phải chú ý khi tắm như sau: - Cần chuẩn bị sẵn quần áo, khăn tắm để lau khô người và mặc đồ ngay cho trẻ khi vừa tắm xong
- Tắm vào lúc 10h-10h30 sáng hoặc 14-15h chiều là thích hợp nhất. Không tắm sau 16h, nhất là không tắm buổi tối
- Cho trẻ tắm trong phòng kín gió, tránh hơi lạnh vào phòng
- Đảm bảo nước tắm đủ ấm, thích hợp là 33-35 độ C. Không quá nóng cũng không quá lạnh
- Nên nhỏ 2-3 giọt dầu tràm nguyên chất vào nước tắm, rất tốt cho trẻ bị viêm hô hấp
- Tắm nhanh trong vòng 5 phút, không nên ngâm tắm quá lâu
- Sau khi tắm xong nên giữ bé trong phòng kín gió 10-15 phút để ổn định thân nhiệt rồi mới mở cửa ra ngoài
- Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát để tránh gây nóng khiến mồ hôi thấm ngược vào gây cảm lạnh
Trẻ sơ sinh bị ho có nên dùng mật ong?
Không được dùng mật ong trị ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi Theo bài thuốc dân gian lưu truyền được mách lại, trẻ bị ho thường được các ba mẹ cho sử dụng mật ong. Thực tế theo khoa học, mật ong được nghiên cứu là có khả năng giảm bớt cơn ho đáng kể ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong mật ong có nguy cơ nhiễm bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum nên có thể gây ra tình trạng ngộ độc, tử vong. Do đó khuyến cáo không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Thay vào đó, ba mẹ có thể áp dụng các bài thuốc thiên nhiên khác an toàn hơn với trẻ sơ sinh như: quất hấp đường phèn, hoa hồng bạch hấp đường phèn, lê hấp đường phèn,... 8. Kết luận:
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, ba mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm phát hiện và chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho đúng cách. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của BIBIBO để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách chăm sóc sức khỏe của trẻ nhé!