Những thay đổi trong tuần khủng hoảng của bé bố mẹ nên biết

Đã xem: 661
Tuần khủng hoảng là giai đoạn bé thay đổi rất nhiều về cả tâm sinh lý. Hiểu về tuần khủng hoảng của bé sẽ giúp ích cho bố mẹ rất nhiều để cùng con vượt qua những giai đoạn “khó ở” và biết cách chăm sóc bé đúng cách trong thời gian này.

1. Tuần khủng hoảng của bé là gì?

Tuần khủng hoảng, tuần bão tố hay tiếng anh được gọi là wonder weeks là thuật ngữ sử dụng để miêu tả những giai đoạn phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và kỹ năng của trẻ trong 2 năm đầu đời. Khi ở giai đoạn phát triển trong những năm đầu đời, trẻ sẽ có những khoảng thời gian cao điểm phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên, lại có những khoảng thời gian bé bỗng chững lại và không phát triển gì nhiều.
Tuần khủng hoảng là giai đoạn bé phát triển có sự thay đổi về cả nhận thức và thể chất

Tuần khủng hoảng là giai đoạn bé phát triển có sự thay đổi về cả nhận thức và thể chất

Trong giai đoạn tuần khủng hoảng của bé này, não và hệ thần kinh của bé sẽ có sự thay đổi rất lớn để giúp bé mở rộng nhận thức và giác quan của mình. Tuy nhiên, do chưa thích nghi kịp về mặt nhận thức và thể chất nên trẻ thường có những biểu hiện cáu gắt vô cớ khiến nề nếp, thói quen sinh hoạt của bé và gia đình thay đổi hoàn toàn.
Nhìn chung, cách bước phát triển của trẻ sẽ hoạt động theo cách thức sau: bé sẽ trải qua một tuần khủng hoảng với nhiều biểu hiện khó tính. Sau đó, bé sẽ có 1 tuần đầy nắng (còn được gọi là sunny weeks). Ở tuần này bé đã hoàn thành việc học các kỹ năng mới và sẵn sàng thể hiện bản thân. Lúc này, bé thường ngủ và bú tốt, ít quấy khóc và không còn bám mẹ nhiều nữa.

2. Các tuần khủng hoảng của bé diễn ra như nào?

Tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi thường rơi vào tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75. Vào các tuần khủng hoảng, mẹ sẽ thấy bé dễ quấy khóc, không chịu ăn, khó chịu hơn bình thường. Nhưng phụ huynh không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng tâm lý hết sức bình thường của trẻ. Bạn hãy cùng theo dõi sự phát triển của trẻ qua các tuần khủng hoảng dưới đây nhé!

Lần 1: Trong khoảng 4 tuần – 5 tuần tuổi

Đây là tuần khủng hoảng đầu tiên khi trẻ bắt đầu có chuyển biến về các giác quan. Mẹ sẽ thấy con bắt đầu quấy khóc và chán ăn. Tuy nhiên khi vượt qua tuần khủng hoảng đầu tiên này, bé sẽ bắt đầu nhìn vào mọi vật chăm chú, có cảm giác muốn chạm vào mọi vật, bắt đầu biết cười và giác quan nhạy cảm hơn với mùi hương.

Lần 2: Trong khoảng 7 tuần – 9 tuần tuổi

Bé biết quay đầu hướng về phía có âm thanh

Bé biết quay đầu hướng về phía có âm thanh

Sau giai đoạn tuần khủng hoảng của bé làm bé chán ăn, quấy khóc ở lần 2, bé có thể giữ đầu ổn định, biết quay đầu về phía âm thanh, tăng sự chú ý, học cách quan sát, khám phá những bộ phận của cơ thể của mình. Bé còn bắt đầu biết làm âm thanh gầm gừ nhỏ.

Lần 3: Trong khoảng 11 - 12 tuần tuổi

Sau tuần khủng hoảng lần này, bé bắt đầu biết lẫy, nằm sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều và thích nghe âm thanh ở những tần số khác nhau. Bố mẹ nên chuẩn bị tinh thần thức đêm cùng con khi con bước vào giai đoạn này nhé!

Lần 4: Trong khoảng 14 - 19 tuần tuổi

Bạn sẽ thấy con biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm đồ vật để bỏ tất cả đồ vật trong tầm vào miệng. Lúc này bé cũng biết nhìn theo mẹ hoặc bố, đẩy núm ti ra khỏi miệng khi đã no.

Lần 5: Trong khoảng 22 - 26 tuần tuổi

Bé bắt đầu tự chơi, biết cầm nắm đồ vật

Bé bắt đầu tự chơi, biết cầm nắm đồ vật

Bé đã bắt đầu biết cầm nắm, biết tự ngồi dậy, nhổm người, tự xác định được khoảng cách xa gần, bắt đầu biết hét và cười to.

Lần 6: Trong khoảng 33 - 37 tuần tuổi

Bé biết nhận thức và phân biệt được nhiều thứ hơn. Chẳng hạn, bé có thể hiểu một số từ, biết bắt chước thể hiện tâm trạng của mình, muốn chơi trò chơi và đung đưa theo những điệu nhạc, bài hát, và sẽ bắt đầu tập bò. Đây là những dấu hiệu bé trưởng thành hơn sau tuần khủng hoảng của bé này.

Lần 7: Trong khoảng 41 - 46 tuần tuổi

Bé sẽ bắt đầu bi bô tập nói vài từ đơn, biết trả lời câu hỏi ngắn, chỉ vào đồ vật mình muốn cầm, thích chơi trò chơi xếp chồng đồ vật.

Lần 8: Trong khoảng 50 - 54 tuần tuổi

Bé đi những bước đi vững mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ

Bé đi những bước đi vững mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ

Bé tập tành khả năng đi vịn, với những bé xương cứng cáp còn có thể đi vững. Con thích cầm đồ vật đưa ra xa, thích vẽ, tự mặc hoặc cởi quần áo.

Lần 9: Trong khoảng 59 - 61 tuần tuổi

Khi bước vào tuần khủng hoảng thứ 9 thì bé cũng đã hơn 1 tuổi rồi đấy! Các tuần khủng hoảng của trẻ đã đi đến gần mốc cuối cùng. Bé bắt đầu pha trò, nũng nịu, biết nịnh mẹ, bắt chước biểu cảm và hành động theo người lớn.

Lần 10: Trong khoảng 70 - 76 tuần tuổi

Giờ đây bé đã có thể hoàn toàn tự đi vững và chạy nhảy tung tăng. Bé biết liên kết những sự kiện thành hệ thống và có thể thay đổi hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Tâm lý của bé dần phát triển sự đồng cảm và tính ích kỷ, kỹ năng ngôn ngữ cũng dần hoàn thiện.

3. Bảng theo dõi tuần khủng hoảng của bé

Dưới đây là bảng theo dõi tuần khủng hoảng, bạn có thể tham khảo
bảng theo dõi tuần khủng hoảng

Nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện này trùng với thời gian trong bảng wonder week trên thì đừng lo lắng hay căng thẳng. Bởi trẻ chỉ là đang chuẩn bị cho một bước tiến mới trong sự trưởng thành của mình thôi. Những biểu hiện của bé thường gặp khi bước vào tuần khủng hoảng đó là

  • Khóc nhiều, hay cáu giận, ỉ ôi, nghịch hơn.

  • Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên tức giận hoặc ngược lại.

  • Muốn bố mẹ dành nhiều thời gian chơi, bám bố mẹ không rời.

  • Cư xử ngọt ngào với bố mẹ, ghen khi thấy bố mẹ quan tâm đến người khác

  • Nhút nhát hơn với người lạ.

  • Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu, đang ngủ bật dậy quấy khóc, ngủ muộn, dậy sớm.

  • Biếng ăn, mút tay nhiều.

  • Ôm ấp, tìm kiếm vật để ôm khi đi ngủ hoặc những lúc không có bố mẹ ở bên cạnh.

  • Những thói quen thuở bé không còn nữa.

  • Với những bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti liên tục, dù chỉ ti 1 tí rồi thôi và đặc biệt lúc nóng giận phải ti mẹ mới hết.

Bất cứ đứa trẻ nào cũng trải qua những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng trong những năm đầu đời. Tùy vào tình trạng phát triển mà các dấu hiệu của tuần khủng hoảng của bé có thể khác nhau. Bố mẹ nên theo dõi và đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn này.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây