Những thay đổi tâm lý của trẻ mầm non sẽ khiến bạn bất ngờ

Đã xem: 410
Trong những giai đoạn đoạn đầu đời, tâm lý của trẻ sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng. Nhiều hành động của bé sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Chính vì vậy, vấn đề phát triển tâm lý trẻ mầm non là những điều mà bố mẹ nên lưu ý.

1. Đặc điểm của sự phát triển tâm lý trẻ mầm non

Trẻ hay tò mò, thích khám phá

Một đặc điểm chung của mọi đứa trẻ là thích khám phá mọi thứ xung quanh và hỏi những câu hỏi “tại sao”. Bởi những điều mới mẻ luôn kích thích sự tò mò bên trong của con. Chắc chắn khi bị hỏi nhiều câu hỏi, phụ huynh sẽ cảm thấy không còn kiên nhẫn. Nhưng bạn hãy kiên trì để bé được thỏa mãn và phát triển theo đúng lứa tuổi vốn có. Không những vậy, bạn nên vui mừng khi trẻ mầm non đặt nhiều câu hỏi. Bởi điều này chứng minh rằng con có tư duy tốt, chỉ số thông minh cao.

Muốn được quan tâm

Trẻ luôn muốn được bố mẹ quan tâm, chú ý
Trẻ luôn muốn được bố mẹ quan tâm, chú ý
Đừng quên dành sự quan tâm nhất định cho con dù công việc của bạn có bận mải thế nào. Khi trẻ không được bố mẹ quan tâm thường xuyên sẽ nảy sinh tâm lý cảm thấy lạc lõng. Dần dần bé sẽ sống khép kín, trầm tính và ít chia sẻ hơn. Lúc này, trong suy nghĩ của trẻ mầm non có thể suy nghĩ rằng bố mẹ không yêu mình. Vì vậy, hãy luôn làm bạn cùng con trong mọi hoàn cảnh nhé.

Kỹ năng giao tiếp phát triển

Quá trình hình thành và phát triển tâm lý trẻ mầm non cho thấy trẻ đã bắt đầu có những kỹ năng giao tiếp rõ rệt. Lúc này, con có khả năng quan sát mọi thứ xung quanh và bắt chước lại ngôn ngữ mà bé nghe nhìn thấy.
Điều này giúp bé hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân được tốt hơn. Bố mẹ hãy chú ý trong cách dùng từ khi nói chuyện với con nhé Bởi bé sẽ học rất nhanh theo và có hành động cùng lời nói tương tự.

Hình thành tính tự lập

Bé đã bắt đầu tự làm được nhiều thứ
Bé đã bắt đầu tự làm được nhiều thứ
Dạy con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ là phương pháp phổ biến được các bà mẹ hiện nay áp dụng.  Trẻ mầm non sẽ phải tự ăn, tự làm vệ sinh cá nhân, tự thay quần áo,... Việc này giúp trẻ hình thành thói quen tốt và trang bị cho con nhiều kỹ năng sống khác nhau.
Giai đoạn này, phụ huynh không nên bao bọc hay làm giúp con những việc mà con có thể làm được. Hãy để con tự làm, chú ý quan quan, đưa ra cho con lời khuyên hay hướng dẫn con hoàn thành việc con chưa làm được.

Hình thành tính cách, ý thức cá nhân

Những bé học mầm non bắt đầu hình thành ý thức cá nhân với chính kiến riêng của mình. Bé có thể bắt chước và học theo những hành vi mà trẻ nhìn thấy. Trẻ mầm non cũng có thể đưa ra nhận xét khi xem xong một bộ phim hay nghe một bài hát. Trẻ không ngại thể hiện bản thân và coi những điều mình làm là hoàn toàn bình thường.

2. Bố mẹ cần làm gì để hỗ trợ tâm lý trẻ mầm non?

Bố mẹ là người bạn đồng hành trong quá trình phát triển tâm lý của con
Bố mẹ là người bạn đồng hành trong quá trình phát triển tâm lý của con
Để tâm lý của con được phát triển hoàn thiện thì bố mẹ cần hiểu được bản chất của sự phát triển tâm lý trẻ nhỏ. Thông qua đó, bạn sẽ hiểu được con mình đang cần gì và đang thiếu hụt cái gì. Có như vậy, bố mẹ mới có thể hỗ trợ và đồng hành với con tốt nhất trong quá trình phát triển. Dưới đây là một số cách hỗ trợ trẻ mầm non mà bạn có thể tham khảo như:
  • Lập kế hoạch cho con: Lập kế hoạch trong bất cứ điều gì đều mang đến những hiệu quả riêng và trong việc nuôi dạy con cũng không ngoại lệ. Bố mẹ có thể lập kế hoạch một cách có chủ đích các hoạt động con sẽ làm. Thông qua đó, bạn có thể đánh giá được con bạn đang như thế nào.
Chẳng hạn, quan sát xem trẻ mầm non có phản ứng với việc mình không thích ra sao, con giao tiếp với người lớn, bạn bè như thế nào? Từ đó bạn sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp.
Hãy lắng nghe những tâm sự và suy nghĩ của trẻ
Hãy lắng nghe những tâm sự và suy nghĩ của trẻ
  • Lắng nghe con nhiều hơn: Khi thấy con bướng bỉnh hay có hành động không đúng thì bạn đừng vội la mắng con. Thay vào đó hãy tìm hiểu và nghe con chia sẻ xem vì sao con lại có hành động như vậy. Nếu bé sau thì bạn hãy phân tích cho con hiểu con cần làm như này và không được làm thế kia. Dạy trẻ nhỏ là cả một quá trình cần bạn kiên nhẫn và thật bình tĩnh với con.
Như vậy, có thể thấy rằng sự phát triển về tâm lý của trẻ mầm non rất đa dạng, đôi khi có nhiều sự thay đổi khiến bạn bất ngờ. Vì thế bố mẹ cần hiểu và dành nhiều sự quan tâm cho con để bé có môi trường tốt để phát triển trong những năm tháng đầu đời nhé.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay109
  • Tháng hiện tại2,001
  • Tổng lượt truy cập263,909
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây