1. Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi với tên khác là đái tháo đường thai kỳ, là hiện tượng rối loạn dung nạp lượng glucose ở bất kỳ mức độ nào. Nó có thể khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu trong giai đoạn thai kỳ. Tình trạng này thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Tuy nhiên nó sẽ thường biến mất sau 6 tuần tính từ thời điểm sinh.Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mất cân bằng insulin trong cơ thể thai phụ
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ là khi ăn, tuyến tụy sẽ giải phóng ra insulin – hormone nằm phía sau dạ dày giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng. Đồng thời nó có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu.Trong giai đoạn đầu mang thai, lượng insulin tiết ra tương đối ổn định nên ít khi gây ảnh hưởng đường huyết. Nhưng từ nửa sau thai kỳ, các hormon nhau thai tăng cao làm đề kháng gây mất cân bằng insulin. Sự mất cân bằng này khiến cho mẹ bầu dễ bị đái tháo đường thai kỳ. Nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng, hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và bé.2. Cần phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
Các mẹ bầu nên xét nghiệm ở tuần thứ 24-28 thai kỳ
Tất cả các thai phụ cần sớm thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75gr glucose uống – 1 bước vào tuần thứ 24 – 28 để tầm soát tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đã từng bị một trong các trường hợp sau: - Tuổi mẹ bầu khi mang thai trên 40 tuổi
- Mẹ bầu có tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, sinh con nặng ký (trên 4kg)
- Có tiền sử thai kỳ trước bị chết lưu lớn, tiền sử sinh con có dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân.
- Mẹ bầu bị thừa cân béo phì (BMI) > 25, bị chứng buồng trứng đa nang ở lần mang thai trước
Trường hợp như mẹ bị thừa cân nên làm xét nghiệm sớm hơn
- Có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng, tăng cân quá mức (lớn hơn 3kg/ tháng), mang đa thai, thai to, thai đa ối,…có các biểu hiện như hay khát nước, miệng thấy vị ngọt hoặc là mệt mỏi quá mức…
- Sử dụng thuốc như corticosteroids, thuốc kháng virus, nhiễm virus…
- Đặc biệt là gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị tiểu đường tuýp 2
Với những trường này hợp, thai phụ được xem là có các yếu tố nguy cơ cao cần phải xét nghiệm sớm ngay từ 3 tháng đầu để xác định tiểu đường tiềm ẩn từ trước khi mang thai.3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần làm gì?
Sau khi biết được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu, bạn cần phải tiến hành chuẩn bị để làm xét nghiệm Trước khi làm xét nghiệm
Các chuyên gia khuyến cáo, để có một kết quả đường huyết chính xác nhất thì trước khi làm xét nghiệm thai phụ phải nhịn đói ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu. Bởi nếu tiến hành lấy máu ngay sau ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa ngay thành glucose. Sau đó ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc lượng mỡ trong máu tăng cao. Nếu làm xét nghiệm lúc này thì kết quả sẽ không được chính xác.Mẹ cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm
Nghiệm pháp dung nạp 75gr glucose uống – 1 bước yêu cầu sản phụ phải được lấy máu tĩnh mạch 3 lần: lúc đói, sau uống nước đường 1 giờ, 2 giờ. Bên cạnh việc nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm, bạn cần tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, chất kích thích… để có kết quả chính xác nhất. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Sau khi có kết quả làm xét nghiệm
Nếu giá trị đường huyết khi thử nghiệm dung nạp glucose với dung dịch 75gr glucose trong 2 giờ có kết quả như sau:Đọc kết quả chỉ số đường huyết
- Đường huyết lúc đói > 90mg/dL (5,1 mmol/L)
- Sau 1 giờ > 180mg/dL (10,0mmol/L)
- Sau 2 giờ >153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Nếu có một trong số các chỉ số trên vượt ngưỡng, xem như bạn đã bị đái tháo đường thai kỳ. Lúc này bạn cần được bác sĩ thăm khám tư vấn để điều trị và theo dõi tiểu đường thai kỳ.Như vậy, qua những thông tin được chia sử trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích.