Bột sắn dây là món ăn dân giã giúp giải nhiệt, chống táo bón, chống nhiệt miệng cực kỳ lành tính và tốt cho sức khỏe. Với nhiều công dụng tuyệt vời này mà các bậc phụ huynh cũng thường sử dụng cho cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải độ tuổi nào cũng thích hợp dùng bột sắn dây. Vậy trẻ mấy tháng ăn được bột sắn dây? Xem ngay giải đáp dưới đây! 1. Công dụng của bột sắn dây với trẻ nhỏ
Bột sắn dây là tinh bột được làm từ củ sắn dây, chứa nhiều dinh dưỡng như: vitamin, canxi, sắt, chất xơ, năng lượng,...Đối với trẻ em, ngoài việc cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể thì bột sắn dây còn mang tới nhiều công dụng có thể kể đến như: - Đặc tính mát giúp giải nhiệt, thanh nhiệt, mát gan, chống táo bón, chống nhiệt miệng, thông tiểu rất hiệu quả ở trẻ nhỏ
- Bên cạnh đó, khi trẻ nóng hay mọc rôm sảy thì việc uống bột sắn dây hàng ngày cũng làm giảm bớt tình trạng.
- Trong nhiều trường hợp còn sử dụng bột sắn dây nấu cháo để giảm bớt triệu chứng nôn mửa, cảm lạnh, sốt.
- Giúp cho trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Ngoài ra có thể kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác để tạo thành các món ăn đa dạng giúp trẻ ăn ngon hơn mà không bị ngấy.
- Theo đông y, đây là vị thuốc quan trọng điều trị bệnh đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ, sốt, ngộ độc thức ăn, mụn nhọt, tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi.
2. Trẻ mấy tháng ăn được bột sắn dây?
Bột sắn dây là thực phẩm lành tính, rất an toàn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì trẻ là đối tượng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó việc cho ăn bột sắn dây cũng cần chú ý. Rất nhiều người băn khoăn trong việc có nên cho bé ăn bột sắn dây, và tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn được bột sắn dây. Mức an toàn nhất đó là từ 1 tuổi trở đi có thể sử dụng bột sắn dây như người lớn, khi hệ tiêu hóa của trẻ đã ổn định. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu ăn dặm nhiều bậc cha mẹ đã vội vàng cho trẻ tập ăn sắn dây. Lời khuyên của bác sĩ đó là nên chờ sau 1-2 tháng để trẻ quen với việc hấp thụ thức ăn, lúc này hãy thử cho trẻ ăn bột sắn dây nấu chín với số lượng cực nhỏ giúp bổ sung năng lượng, cải thiện tiêu hóa và giúp đa dạng món ăn kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Khi cho trẻ ăn lần đầu tiên, hãy nhớ theo dõi phản ứng của cơ thể xem có ổn không để tiếp tục cho ăn lần sau nhé. Đặc biệt, đối với một số trẻ có hệ tiêu hóa kém, cơ địa hàn thì không nên cho sử dụng. 3. Một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây cho trẻ
Để giúp trẻ hấp thu được tốt mọi dinh dưỡng trong bột sắn dây và đảm bảo an toàn với sức khỏe, thì ba mẹ cần lưu ý: - Nấu chín bột sắn dây hoàn toàn khi cho trẻ dùng, không uống sống vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, dễ đau bụng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa
- Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ, không nên cho ăn quá nhiều và không ăn liên tục vì dễ gây nhàm chán, khiến trẻ biếng ăn
- Không dùng bột sắn dây thay thế nước, sữa, bữa ăn hàng ngày của trẻ vì nó không đủ chất dinh dưỡng
- Đối với trẻ nhỏ không nên dùng quá nhiều đường pha cùng bột sắn dây vì ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe
- Không dùng bột sắn với mật ong vì có thể gây ra tử vong ở trẻ
- Nên dùng bột sắn dây nguyên chất, không pha tạp, rõ nguồn gốc đảm bảo chất lượng
4. Cách nấu bột sắn dây cho trẻ ăn dặm
Việc chế biến, nấu bột sắn dây cho trẻ khá đơn giản. Sau đây là một số món ngon từ bột sắn dây mà ba mẹ có thể thực hiện cực kỳ an toàn như sau: 1. Bột sắn dây nấu
Nguyên liệu: 30g bột sắn và 250 ml nước hoặc sữa công thức. Cách làm: Cho sắn dây vào nồi và đổ nước vào khuấy tan, sau đó đun sôi, khuấy đều tới khi bột sắn chuyển thành hỗn hợp keo đặc hơn màu trắng trong. Sau đó chỉ cần đổ ra bát cho bé thưởng thức. Nếu trẻ trên 1 tuổi muốn ăn ngọt bạn có thể thêm chút đường hữu cơ vào trước khi tắt bếp. Cách này trị táo bón ở trẻ rất hiệu quả và an toàn. Khi trẻ bị rôm sảy, bị nhiệt, nóng trong hãy dùng cách nấu loãng hơn, cho trẻ uống giải khát hàng ngày nhé! 2. Nấu sắn dây kết hợp nước ép
Nguyên liệu: 1 thìa cafe bột sắn dây + 1 cốc nước ép táo hoặc lê Cách làm: Chia cốc nước ép thành 2 nửa. Trộn bột sắn dây vào 1 nửa cốc nước ép rồi khuấy tan. 1 nửa còn lại cho vào nồi đun sôi tới khi gần cạn, rồi đổ phần nước ép có sắn dây cho vào nồi nhỏ đun sôi trong 2-3 phút. Đổ ra cốc đợi nguội rồi cho bé uống. 3. Chè sắn dây đậu xanh/đậu đen
Nguyên liệu: 100g đậu xanh/ đậu đen, 2 thìa cafe bột sắn dây, 1 ít đường (tùy ý), 1 bát nhỏ nước cốt dừa, lá dứa hoặc vài giọt vani Cách làm: Đậu xanh ngâm vào nước ấm khoảng 2 tiếng rồi vo đãi sạch, cho vào nồi đun đến khi đậu xanh chín mềm thì thêm đường, đun một lúc để ngấm đường. Bột sắn dây hòa vào tan trong bát nước, đổ vào nồi chè đậu xanh và đun với lửa vừa, khuấy đều tới khi thành hỗn hợp sánh đặc thì thêm lá dứa/ vani. Tắt bếp múc chè để nguội rồi cho thêm nước cốt dừa để thưởng thức. Thực hiện tương tự nếu muốn làm món chè sắn dây đậu đen nhé! 4. Cháo đậu xanh bột sắn dây cho bé
Nguyên liệu: 50g bột sắn dây, 50g đậu xanh cả vỏ, 50g gạo tẻ Cách làm: Vo gạo và đậu xanh sạch sẽ rồi cho vào nồi ninh thành cháo. Hòa tan bột sắn dây vào cốc nước, khi cháo chín nhừ thì đổ nước bột sắn vào, khuấy đều đun trong lửa vừa đến khi chính rồi tắt bếp. Ngoài ra, có thể kết hợp bột sắn dây với các vị thuốc khác để điều trị một số triệu chứng bệnh ở trẻ. Trên đây là một số giải đáp về vấn đề trẻ mấy tháng ăn được bột sắn dây, cùng những gợi ý hữu ích giúp các mẹ chế biến bột sắn dây thành món ăn giải nhiệt hữu ích cho bé. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của BIBIBO để thêm nhiều kiến thức hay hơn nhé! Tin liên quan: