Những điều bà bầu cần biết để có một thai kỳ khỏe mạnh

Đã xem: 740
Sức khỏe mẹ bầu là điều mà ai cũng quan tâm và lưu ý trong quá trình mang thai. Dưới đây là một điều cần lưu ý để bà bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Cùng BIBIBO tìm hiểu ngay nhé!

1. Bà bầu nên ăn gì để em bé phát triển khỏe mạnh?

Dinh dưỡng tốt cho người mẹ khi mang thai rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé từ bào thai tới khi trưởng thành. Nếu bà bầu không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng thì em bé sẽ chậm phát triển do dinh dưỡng kém. Việc cải thiện tăng trưởng của bào thai có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật ở giai đoạn muộn hơn của cuộc đời.
Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng khi bầu cao hơn khi chưa mang thai. Bà bầu cần phải đáp ứng những yêu cầu về dinh dưỡng như sau:
Bạn nên bổ sung thực phẩm nhiều đạm và tăng cường rau xanh
Bạn nên bổ sung thực phẩm nhiều đạm và tăng cường rau xanh
  • Năng lượng: Khi bạn mang thai 3 tháng giữa nên ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng tăng khoảng 360 kcal/ngày. Vào 3 tháng cuối, thai phụ nên tăng khoảng 475 Kcal/ngày
  • Protein: Nhu cầu protein cho bà bầu tăng 15g/ngày vào 6 tháng đầu và 18g/ngày vào 3 tháng cuối. Đạm có nguồn gốc từ động vật là thành phần chủ yếu để bổ sung protein cần thiết. Bạn có thể ăn những thực phẩm như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng,... là nguồn cung cấp protein tuyệt vời.
  • Chất béo: Nhu cầu cho bà bầu chiếm khoảng 20 -25% tổng số năng lượng. Nghĩa là bạn cần nạp khoảng 60g chất béo/ngày. Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn hoà tan vitamin tan trong dầu.
Nước ép trái cây chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thế
Nước ép trái cây chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thế
  • Vitamin: vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin B12 (2.6mcg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày). Bổ sung vitamin từ hoa quả, rau xanh và từ thuốc bổ sung mỗi ngày.
  • Chất khoáng: Canxi (1000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 - 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), kẽm … Các thực phẩm giàu khoáng chất gồm: sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép từ trái cây, ngũ cốc…

2. Bà bầu kiêng ăn gì trong quá trình mang thai?

Cơ thể khi mang thai sẽ biến đổi rất nhiều so với bình thường. Trong quá trình mang bầu bạn cần phải kiêng những thực phẩm sau

Cá có hàm lượng thuỷ ngân cao, thực phẩm sống

Cá, đồ ăn chưa qua nấu chín mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn
Cá, đồ ăn chưa qua nấu chín mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn
Bà bầu không nên ăn cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân cao quá 1 đến 2 lần/tháng. Một số loại cá có chứa thuỷ ngân nhiều như: cá mập, cá kiếm, cá ngừ và cá thu.
Trong thức ăn sống đặc biệt là động vật có vỏ có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng. Những bệnh này ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Xúc xích, thịt nguội là thực phẩm bà bầu cũng nên bỏ qua khi mang thai. Bởi những loại thịt này có thể bị nhiễm vi khuẩn trong quá trình chế biến hoặc bảo quản. Phụ nữ mang thai không nên ăn sản phẩm thịt chế biến trừ khi chúng được mang hâm nóng lại.

Trứng sống

Ăn trứng sống làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu
Ăn trứng sống làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu
Trứng sống vốn là một món ăn rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với bà bầu thì lại khác. Ăn trứng sống có thể bị nhiễm Salmonella dẫn đến bệnh tật và tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu. Thực phẩm thường chứa trứng sống bao gồm: trứng chần, bánh kem, hollandaise sauce, salad, kem tự làm,... Bạn nên nấu trứng kỹ hoặc dùng trứng tiệt trùng.

Thịt nội tạng

Thịt nội tạng cung cấp rất sắt, đồng, vitamin B12, và vitamin A. Để ngăn ngừa độc tính từ vitamin A và đồng, bà bầu nên hạn chế ăn thịt nội tạng không quá 1 lần/ tuần.

Caffeine

Nạp nhiều cafein ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé
Nạp nhiều cafein ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé
Bà bầu nên hạn chế lượng caffeine ở mức 200mg/ ngày, tốt nhất là không nên nạp các chất chứa caffeine như cafe. Bởi vì, lượng caffeine cao trong thai kỳ sẽ hạn chế sự phát triển của thai nhi và khiến cân nặng khi sinh thấp.

Rau mầm sống

Rau mầm có thể bị nhiễm salmonella bởi loại rau này cần môi trường ẩm ướt để phát triển. Nó là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, bà bầu nên tránh ăn rau mầm, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng rau mầm khi nó được nấu chín.

Rượu

Rượu tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ
Rượu tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ
Rượu làm tăng nguy cơ sảy thai và làm thai chết lưu. Ngay cả khi bà bầu chỉ sử dụng một lượng nhỏ cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não trẻ. Ngoài ra, nó có thể gây ra hội chứng rượu bào thai liên quan đến dị tật khuôn mặt, khuyết tật tim và thiểu năng trí tuệ.

3. Bà bầu bị đau đầu: nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân 

Khi mang thai nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi dẫn đến nhiều triệu chứng và đau đầu là một trong số đó. Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể bà bầu chưa quen với sự thay đổi, bởi vậy đau đầu thường xuất hiện trong những tháng đầu thai kỳ. Đau đầu ở những tháng cuối có thể là do tình trạng lên cân đột ngột làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh và quá trình lưu thông máu.
Đau đầu có thể do sự thay đổi của hormone trong quá trình mang thai
Đau đầu có thể do sự thay đổi của hormone trong quá trình mang thai
Ngoài những nguyên nhân trên thì do chế độ sinh hoạt không khoa học cũng gây ra tình trạng đau đầu. Mẹ bầu có những thói quen xấu: không uống đủ nước, ăn uống không đúng bữa và không đủ chất, thức đêm nhiều, sử dụng những chất kích thích,... cũng dẫn đến tình trạng đau đầu. Môi trường sống ồn ào cũng làm thần kinh bà bầu mệt mỏi căng thẳng gây khó ngủ và đau đầu.

Phương pháp trị đau đầu cho phụ nữ mang thai

Hãy áp dụng một số biện pháp sau để giảm đau đầu trong quá trình mang thai:
  • Massage: khi bị đau đầu, bạn hãy nhờ người massage khu vực vai gáy, lưng cổ để giảm thiểu cơn đau. Có thể kết hợp với dầu gió khuynh diệp giúp tăng cao hiệu quả.
Massage giúp cải thiện cơn đau hiệu quả
Massage giúp cải thiện cơn đau hiệu quả
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng hay lạnh đều có tác dụng giảm cơn đau cho bà bầu. Phương pháp này giúp mạch máu giãn nở và hỗ trợ lưu thông máu lên não. Ngoài ra tắm nước ấm cũng là phương pháp giảm đau tốt, tuy nhiên bạn không nên tắm với nước quá nóng trong thời gian quá lâu.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: đóng vai trò quan trọng làm giảm cơn đau đầu khi mang thai. Nước cần thiết trong quá trình lưu thông máu và vận chuyển khoáng chất đi đều trong cơ thể. Không những thế, nước còn cung cấp năng lượng bằng cách điều chỉnh cân bằng enzyme, vitamin và protein.

4. Bà bầu bị ho: nguyên nhân và cách trị ho

Nguyên nhân mẹ bầu bị ho

Triệu chứng ho xảy ra khi thay đổi thời tiết
Triệu chứng ho xảy ra khi thay đổi thời tiết
Sức đề kháng suy giảm, kèm theo sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khi mang bầu chính là điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây ho ở bà bầu. Ngoài ra nguyên nhân có thể do nhạy cảm với tình trạng thay đổi thời tiết như thời điểm giao mùa, thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh. Bên cạnh đó, khi mang thai, tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ  bụng, gây trào ngược dạ dày khiến mẹ bầu bị ho.

Cách trị ho cho mẹ bầu hiệu quả

Chế độ ăn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, gia vị có tính chất làm ấm, thực phẩm nâng cao sức đề kháng như gừng, hành, tỏi, sả, nghệ. Tăng cường uống nước, ăn loại hoa quả và tránh thực phẩm để lạnh, đồ chiên rán,...
Bổ sung thực phẩm có tính chất ấm, tăng sức đề kháng
Bổ sung thực phẩm có tính chất ấm, tăng sức đề kháng
Bà bầu cần phải ngủ đủ giấc, vận động điều độ, không gắng sức, hạn chế đến nơi đông người, nơi có gió lạnh. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khô ráo, súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý. Bà bầu cần tắm bằng nước ấm, nhanh và lau khô nhanh tránh cơ thể nhiễm lạnh.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm các triệu chứng khác thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và có hướng dẫn theo dõi, điều trị.

5. Bà bầu bị tiêu chảy: nguyên nhân, cách điều trị

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Nguyên nhân đau bụng tiêu chảy chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn, virus từ chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, thực tế tiêu chảy là một trong các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp của bà bầu. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của phụ nữ bị giảm sút rất yếu nên khi ăn uống cần phải hết sức cẩn trọng.
Tiêu chảy có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Tiêu chảy có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Đôi khi, dù rất cẩn thận trong vệ sinh ăn uống nhưng vẫn bị tiêu chảy do thực phẩm chứa chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể. Một số bà bầu bị dị ứng với sữa tươi, đồ lạ, thậm chí là ăn dầu mỡ gây rối loạn tiêu hóa.

Cách điều trị khi bà bầu bị tiêu chảy

Tiêu chảy khi mang thai có thể được điều trị rất đơn giản bằng cách như sau:
Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, bà bầu chỉ cần uống oresol để bù nước. Điều trị đau bụng tiêu chảy phải tùy theo nguyên nhân. Nếu tiêu chảy do nguyên nhân vi khuẩn thì bác sĩ có thể xem xét cho bạn dùng kháng sinh loại an toàn cho bé.
Uống oresol để bù nước cho cơ thể
Uống oresol để bù nước cho cơ thể
Tuy nhiên, nếu để tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước thì vô cùng nguy hiểm. Nếu bà bầu bị đau bụng tiêu chảy, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thì nên đi khám sớm để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng. Không nên tự ý mua thuốc hoặc dùng các thuốc do theo mách bảo vì có rất nhiều loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

6. Bà bầu mất ngủ: nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra mất ngủ khi mang bầu

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai là do sự phát triển của thai nhi, khiến thai phụ khó tìm được tư thế ngủ phù hợp, đặc biệt là ở 3 tháng cuối. Ngoài ra, những yếu tố sau cũng gây ra hiện tượng mất ngủ cho bà bầu :
Triệu chứng mất ngủ xảy ra có thể do sự phát triển của thai nhi
Triệu chứng mất ngủ xảy ra có thể do sự phát triển của thai nhi
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm, tăng lượng urê
  • Đau lưng, hông, chân, tình trạng chuột rút
  • Ợ hơi và táo bón
  • Ốm nghén
  • Các vấn đề về hô hấp
  • Tăng nhịp tim
  • Thai nhi ngày càng phát triển
  • Lo lắng và căng thẳng

Trị chứng mất ngủ cho bà bầu như nào?

Bà bầu cần tránh việc ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Thời gian ăn nên cách khoảng 2 - 3 giờ để cơ thể có thể tiêu hóa hết thức ăn. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B như rau lá xanh để giúp ngủ ngon hơn.
Không nên ăn ngay trước giờ đi ngủ
Không nên ăn ngay trước giờ đi ngủ
Ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày không bị quá tải ảnh hưởng đến giấc ngủ khi mang thai. Tránh và hạn chế các loại thực phẩm ngọt vì có thể gây tiểu đường thai kỳ và các thức uống kích thích như: cà phê, trà, socola...
Bà bầu nên tập thói quen ngủ nằm nghiêng bên trái, uốn cong đầu gối hoặc gác chân lên cao, sẽ giúp giấc ngủ thoải mái hơn. Bởi những tư thế này làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế tình trạng phù nề, tăng lượng máu cung cấp cho tim mạch và làm giảm hội chứng huyết áp thấp giúp tuần hoàn máu tới thai nhi tốt hơn. Bà bầu nên xây dựng thói quen ngủ và dậy đúng giờ có thể giảm triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
Thực hiện các bài tập nhẹ hằng ngày
Thực hiện các bài tập nhẹ hằng ngày
Thường xuyên luyện tập thể dục để lưu thông khí huyết, giảm stress. Vận động nhẹ nhàng và đều đặn, nhẹ nhàng để cải thiện chứng chuột rút. Bà bầu cũng nên tập các bài tập giúp thư giãn cơ thể trước lúc đi ngủ.
Có thể tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng, ngâm chân trong nước ấm trước khi ngủ để mạch máu lưu thông giúp dễ ngủ. Có thể xông tinh dầu như hoa cúc, oải hương... có khả năng làm dịu thần kinh.
Chế độ ăn cần bổ sung đủ muối và canxi bởi thiếu hai chất này có thể khiến bị chuột rút ở bà bầu làm bạn bị mất ngủ. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ giấc ngắn vào buổi trưa hoặc trong ngày giảm triệu chứng mệt mỏi, não bộ được nghỉ ngơi, cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, không nên ngủ nhiều vào ban ngày vì sẽ gây khó ngủ vào đêm. Bà bầu cũng nên tập thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ để không phải thức dậy nhiều trong đêm.

Như vậy, trên đây là những chia sẻ mà bà bầu cần lưu ý và những triệu chứng thường gặp phải trong quá trình mang thai. Hy vọng bài viết Bibibo đã cung cấp sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay109
  • Tháng hiện tại1,979
  • Tổng lượt truy cập263,887
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây