Hướng dẫn mẹ cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Đã xem: 522
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng lỗ mũi bị lấp đầy bởi những dịch nhầy, gây cản trở hô hấp. Lâu dần chúng sẽ biến chứng thành những các căn bệnh khác. Vậy điều trị và chăm sóc cho bé khi bị nghẹt mũi cần thực hiện như thế nào? Cùng BIBIBO tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi sẽ khiến trẻ sơ sinh trở nên khó thở, khi không được chữa trị trẻ sẽ phải thở bằng miệng, gặp rối loạn về giấc ngủ và ăn uống. Nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh thường gặp là:
  • Cảm cúm: Bé không may bị cảm cúm sẽ bị ngạt mũi, kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, đau họng và chán ăn. 
  • Cảm lạnh: là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Bố mẹ đặc biệt lưu ý, không chỉ thời tiết lạnh mà ngay cả thời tiết nóng thì trẻ cũng có nguy cơ bị cảm lạnh. Trường hợp, bé chơi đùa ra nhiều mồ hôi và nằm phòng điều hòa có thể dẫn tới cảm lạnh với dấu hiệu ngạt, chảy nước mũi hoặc là sốt nhẹ.
Bị cảm lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi
Bị cảm lạnh là một trong những nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi
  • Dị ứng: Khi dị ứng với một số yếu tố như thời tiết, phấn hoa,... bé cũng có thể bị ngạt mũi. 
  • Ngạt mũi sơ sinh: hiện tượng này có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của bé. Chính vì thế, nhiều trường hợp trẻ sơ sinh ngay khi về nhà đã có biểu hiện bị nghẹt mũi. 
  • Dị vật trong mũi: Khi vui đùa, bé có thể vô tình cho vật lạ vào mũi mà bố mẹ không biết. Nếu không được phát hiện kịp thời, bé rất dễ bị tắc, nghẹt, chảy máu mũi cực kỳ nguy hiểm.

2. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao?

Thực tế tình trạng trẻ bị nghẹt mũi không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không biết cách điều trị thì lâu dần có thể sinh ra nhiều các căn bệnh khác. Vì thế việc chăm sóc và điều trị ở giai đoạn đầu rất quan trọng. Bạn có thể chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi như sau:

Nhỏ nước muối sinh lý

Nước mũi sinh lý giúp làm sạch chất nhầy bị tắc trong mũi của bé
Nước mũi sinh lý giúp làm sạch chất nhầy bị tắc trong mũi của bé
Nước muối sinh lý có tác dụng đào thải chất dịch nhầy, thông mũi, làm sạch và sát khuẩn hiệu quả. Bạn nên nhỏ nước muối từ 3 - 5 lần/ngày, tối đa 4 ngày liên tiếp để có tác dụng tốt.
Tuy nhiên cần lưu ý, nếu sử dụng nước muối sinh lý trong thời gian dài rất dễ gây khô và làm mũi bé trở nên nhạy cảm. Vì thế, bạn không nên quá lạm dụng nước muối. Tư thế nhỏ chuẩn nhất cho bé là nằm ngửa, nhỏ mỗi bên mũi một vài giọt và chờ khoảng vài phút rồi lau sạch nước muối bị chảy ra ngoài.

Dùng bóng hút mũi

Khí từ bóng đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi bé
Khí từ bóng đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi bé
Nếu trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày, nhiều dịch nhầy thì bạn nên mua dụng cụ hút mũi cho trẻ. Đầu tiên, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm loãng dịch. Sau đó dùng bóp bóng để đẩy không khí ra, đưa đầu hút vào trong mũi rồi từ từ nhả bóng. Lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục thực hiện tương tự với bên còn lại.
Sau khi hút xong, bạn cần vệ sinh sạch sẽ lại mũi của bé và dụng cụ hút mũi. Tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và tráng rửa qua nước sôi. Chỉ nên hút mũi 1 - 3 lần/ ngày, vì nếu hút mũi nhiều dễ gây kích ứng mũi.

Massage cánh mũi

Sử dụng 2 ngón tay nhẹ nhàng chà nhẹ lên cánh mũi trẻ
Sử dụng 2 ngón tay nhẹ nhàng chà nhẹ lên cánh mũi trẻ
Massage cánh mũi nên thực hiện sau khi bạn đã nhỏ nước muối sinh lý. Bố mẹ thực hiện bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ chà nhẹ lên 2 bên cánh mũi. Thực hiện massage nhiều lần sẽ giúp đường thở lưu thông dễ dàng hơn, giảm biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

Xông hơi

Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy, ấm mũi, giảm ho và tình trạng nghẹt mũi do bị cảm lạnh. Phương pháp này được thực hiện bằng sử dụng 1 chậu nước nóng rồi cho trẻ ngồi xông nhưng cần chú ý không để trẻ chạm vào nước vì dễ bị bỏng.

Nâng cao đầu khi ngủ

Kê cao gối giúp bé dễ hô hấp hơn khi ngủ
Kê cao gối giúp bé dễ hô hấp hơn khi ngủ
Ngoài biện pháp trên thì nâng cao đầu cho trẻ bằng cách nâng nệm, giường, cũi, hoặc kê gối dưới đầu có tác dụng giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon hơn.

Sử dụng máy giữ ẩm không khí

Máy giữ ẩm không khí có tác dụng giảm đau, khô rát và giúp lỗ mũi bé được thoáng hơn. Máy nên sử dụng vào mùa đông khi không khí khô hanh hoặc trẻ thường xuyên nằm điều hòa mùa hè.

3. Những lưu ý bố mẹ cần chú ý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, bố mẹ nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ: 
  • Không dùng miệng để hút mũi tránh làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào vùng mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác. 
Dùng miệng hút mũi làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào mũi
Dùng miệng hút mũi làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào mũi
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh 
  • Không dùng mẹo dân gian để tư chữa mà chưa có kiểm chứng khoa học
  • Không để bé bị quá nóng do quấn nhiều tã làm trẻ khó thở
  • Không kiêng tắm. Khi bị ngạt mũi thì vấn đề vệ sinh của bé càng nên được chú trọng. Nếu kiêng tắm sẽ tạo cơ hội cho sinh sôi và ủ bệnh. Hãy tắm bằng nước ấm, tắm nhanh và chọn nơi kín gió.
Như vậy, trên đây là chia sẻ về cách điều trị và chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc để giúp bé mau khỏi bệnh. Đừng quên theo dõi BIBIBO để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây