1. Chuyển dạ kéo dài là gì?
Đây là quá trình chuyển dạ diễn ra trong thời gian lâu hơn chuyển dạ thông thường. Hiện tượng này diễn ra trong khoảng 18 - 24 giờ. Các bà mẹ sinh con đầu lòng thường sẽ gặp tình trạng chuyển dạ lâu hơn các bà mẹ đã từng sinh con. Chuyển dạ diễn ra chậm chậm có thể được tính từ 18-24 giờ với sản phụ sinh con so và từ 16-18 giờ đối với sản phụ sinh con lần thứ hai, thứ ba. Đối với các trường hợp sinh song thai, một cuộc chuyển dạ diễn ra trên 16 giờ được coi là kéo dài.2. Nguyên nhân quá trình chuyển dạ kéo dài
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn quá trình chuyển dạ của bạn chậm và không được suôn sẻ. Trong đó có một số yếu tố chính như là: Tính chất cơn co
Sự rối loạn cơn co có thể dẫn đến quá trình chuyển dạ chậm
Cơn co tử cung là động lực chính của quá trình chuyển dạ, Mọi rối loạn của cơn co tử cung đều là nguyên nhân gây khó khăn. Thậm chí nó có thể làm cho quá trình chuyển dạ bị đình trệ hoặc kéo dài. Cơn co tử cung giảm, thưa và cường độ yếu hoặc trương lực cơ tử cung không đủ . Thai nhi
Kích thước thai nhi lớn hơn mức trung bình cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chuyển dạ kéo dài. Việc đánh giá kích thước thai tùy thuộc vào mức cân nặng. Thai nặng hơn 3.500 gram được gọi là thai to . Với khung chậu bình thường của phụ nữ Việt, thai nặng trên 3.500 gram sẽ khiến sản phụ gặp khó khăn khi sinh nở.Chu vi vòng đầu thai nhi lớn; Ngôi thai bất thường
Ngôi thai không nằm đúng vị trí
Thai nhi có dị dạng bẩm sinh như bụng cóc, não úng thủy,… có thể làm khối thai to gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của mẹ. Nguyên nhân khác như do tâm lý của mẹ bầu, khung chậu hẹp, âm đạo chưa giãn nở đủ, u đường sinh dục và vùng chậu cản trở đường sinh, tử cung bất thường hay là thai phụ có tổng mức cân nặng hoặc chỉ số khối cơ thể cao…Khoảng 55% chuyển dạ kéo dài là do cơn co, 30% do thai, 15% còn lại là do bất thường về khung chậu. Một số ít trường hợp cơn co tốt, ngôi thai tốt, không có bất tương xứng nhưng người mẹ có biểu hiện tâm lý lo lắng quá mức sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cổ tử cung mở.3. Dấu hiệu của chuyển dạ kéo dài
Dấu hiệu tiêu biểu nhất là thời gian chuyển dạ diễn ra trên 18 giờ đồng hồ
Một số biểu hiện có thể là dấu hiệu của hiện tượng chuyển dạ chậm là: - Thời gian chuyển dạ diễn ra hơn 18 giờ: Đây có thể là dấu hiệu nổi bật nhất của cơn chuyển dạ diễn ra chậm.
- Sản phụ kiệt sức: tình trạng mệt mỏi, kiệt sức có thể bị mất nước và miệng bị khô do thở bằng miệng kéo dài.
- Đau lưng và đau hai bên người, cơn đau lan xuống đùi do lưng bị đè mạnh trong thời gian dài.
- Cơn đau chuyển dạ giảm theo thời gian khi các cơ trở nên mệt mỏi.
- Nhịp tim trở nên nhanh do mất nước, kiệt sức và căng thẳng
- Tử cung mềm khi chạm vào và không giãn ra hoàn toàn giữa các cơn co thắt.
4. Rủi ro mẹ và bé có thể gặp phải khi chuyển dạ kéo dài
Gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ sau sinh
Quá trình chuyển dạ diễn ra chậm có thể gây nên các biến chứng cho mẹ như băng huyết sau sinh, vỡ tử cung, nhiễm trùng ối - hậu sản - huyết,... Hiện tượng này có thể khiến thai nhi bị suy thai trong khi mẹ chuyển dạ hoặc là nhiễm trùng sơ sinh do thai nhi uống và hít thở nước ối xấu.Đối với trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sinh sẽ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển dạ. Tử vong chu sinh có thể cao gấp đôi nếu quá trình chuyển dạ diễn ra trên 24 giờ. Nguyên nhân chết do viêm phổi, ngạt, sang chấn sau đẻ can thiệp.Nguyên nhân phổ biến nhất của tổn thương não dẫn đến bại não là do thiếu oxy cung cấp cho thai nhi, còn được gọi là ngạt khi sinh. Bé bị thiếu oxy càng lâu, tổn thương càng nặng. Nguyên nhân gây ngạt khi sinh em bé có liên quan đến chuyển dạ kéo dài: băng huyết, sanh khó do thai to, nhiễm trùng ối …Sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng
Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số Apgar để đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe của bé sau khi sinh. Chỉ số này được đánh giá vào thời điểm 1 phút và 5 phút ngay sau khi sinh để xác định tình trạng sức khỏe của trẻ. Chuyển dạ kéo dài là vấn đề mà các mẹ bầu có thể gặp phải khi sinh con. Tuy nhiên với sự theo dõi và điều trị chăm sóc từ bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ hạn chế được các biến chứng có thể xảy ra.5. Cách phòng ngừa hiện tượng chuyển dạ kéo dài
Để giảm nguy cơ bị chuyển dạ chậm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như: - Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động tập thể dục nhẹ nhàng theo khuyến cáo của bác sĩ và nhân viên y tế.
- Tránh căng thẳng, lo lắng, việc giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thăm khám thai theo lịch định kỳ, đều đặn
- Đi khám thai định kỳ: bạn hãy ghi nhớ những mốc khám thai quan trọng và thực hiện thăm khám đều đặn. Việc thăm khám giúp bác sĩ phát hiện sớm được những nguy cơ thai kỳ cũng như đưa ra những lời khuyên về tình trạng của mẹ bầu ở thời điểm hiện tại. Điều này giúp bác sĩ đưa ra phương án can thiệp kịp thời.
Hi vọng với những thông tin về chuyển dạ kéo dài, mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân nhận biết và yên tâm chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và vật chất để quá trình vượt cạn diễn ra an toàn.