1. Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để mẹ tốt sữa, bé lên cân?
Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Chính vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của các bà mẹ trong thời kỳ này được xây dựng dựa vào số lượng sữa cho con bú cũng như phải đảm bảo dinh dưỡng để mẹ hồi lại sức nhanh sau khi sinh. Một số thực phẩm nên có trong khẩu phần ăn của mẹ sau sinh gồm: Cá hồi
Cá hồi chứa hàm lượng DHA rất phong phú và quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. DHA trong cá cũng có thể giúp cải thiện tâm trạng ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Số lượng cá hồi tiêu thụ trung bình trong 1 tuần khoảng 360 gam để tránh lượng thủy ngân trong cá gây hại cho mẹ và bé. Sữa ít béo
Các loại sữa ít béo cung cấp lượng vitamin B, D tốt cho xương
Sữa là một phần quan trọng đối với mẹ sau sinh cung cấp một lượng vitamin D tăng cường sức mạnh của xương. Ngoài ra, nó còn cung cấp protein và vitamin B và nguồn canxi phong phú giúp cho xương của bé phát triển. Thịt bò nạc
Thịt bò nạc tăng cường năng lượng cho phụ nữ sau sinh và cung cấp sắt đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Ngoài ra, thịt bò nạc là nguồn protein và vitamin B12 rất cần cho phụ nữ cho con bú. Cây họ đậu
Đậu là thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là những loại đậu màu sẫm như đậu đen. Đây là loại thực phẩm tuyệt vời cho khẩu phần của bà mẹ cho con bú với nguồn protein thực vật khá tốt. Gạo lức
Gạo lứt cung cấp lượng calo cần thiết cho cơ thể mẹ và không gây béo
Các loại thực phẩm như gạo lứt có thể cung cấp cho mẹ lượng calo cần thiết để tạo ra sữa mà không tích tụ mỡ với chất lượng tốt nhất cho bé. Trứng
Trứng có hàm lượng protein hoàn hảo với hầu hết các loại acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Bên cạnh đó nó còn cung cấp còn có hàm lượng choline khá dồi dào tốt cho phụ nữ sau sinh và bé. Bánh mì, ngũ cốc
Bánh mì nguyên chất giúp tăng cường acid folic trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp chất xơ và sắt lành mạnh. Ngũ cốc nguyên hạt bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Rau lá xanh
Chất xơ và vitamin trong rau xanh tốt cho cả mẹ và bé
Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, củ cải Thụy sĩ, bông cải xanh,.... có chứa hàm lượng vitamin A cao tốt cho cả mẹ và bé. Chúng còn là thực phẩm có hàm lượng canxi, vitamin C và sắt tốt cho cơ thể và chứa cả chất chống oxy hóa tốt cho tim và ít calo. Nước lọc, nước ép hoa quả
Nước giúp quá trình duy trì năng lượng cũng như khả năng sản xuất sữa tốt. Bởi vì phụ nữ cho con bú đặc biệt có nguy cơ mất nước rất cao. Do đó, các bà mẹ cần lưu ý bổ sung để đáp ứng nhu cầu về chất lỏng bằng cách uống nước lọc, nước trái cây, sữa.... 2. Phụ nữ sau sinh kiêng ăn gì để tránh bệnh hậu sản?
Tránh thực phẩm cay, chưa chín
Đồ cay nóng khiến mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Thực phẩm cay không có lợi cho đường ruột của mẹ và làm giảm cảm giác ngon của sữa mẹ khiến trẻ bỏ bú. Nó cũng có thể có hại cho đường ruột non nớt của trẻ. Ăn đồ cay làm mẹ và bé dễ bị táo bón. Đặc biệt mẹ có thể mắc bệnh trĩ sau khi sinh. Các loại thực phẩm chưa chín cũng cần tránh ăn bởi nó làm tăng nguy cơ ngộ độc, rối loạn tiêu hóa của mẹ. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến đường ruột của bé khi hấp thụ qua sữa mẹ. Tránh đồ uống có cồn, cafein
Caffeine có thể làm cho trẻ trở nên cáu kỉnh và mất ngủ. Caffeine được tìm thấy trong các loại nước trà, cà phê, sô cô la, nước ngọt và thuốc không kê đơn. Đồ uống có cồn như rượu, bia cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của phụ nữ sau sinh và làm tăng cảm giác buồn ngủ, uể oải. Đặc biệt là nó không có lợi cho sự phát triển của trẻ khi đang bú mẹ. Nói không với đồ uống có cồn và chứa cafein
Tránh đồ ăn chứa hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá như cá kiếm, cá mập, cá thu vua, cá ngói có hàm lượng độc tố thủy ngân cao. Thủy ngân là chất gây hại cho sự phát triển não bộ của bé. Tránh đồ ăn lạnh
Đồ nặng ảnh hướng không tốt cho răng, hệ tiêu hóa và tử cung của mẹ
Các loại đồ ăn, đồ uống lạnh có hại cho răng và tiêu hóa của phụ nữ sau sinh. Bạn sẽ dễ bị buốt răng về lâu dài và rối loạn tiêu hóa. Nó cũng là một nguyên nhân làm cho các cơn đau hậu sản của bạn kéo dài hơn. 3. Phụ nữ sau sinh cần bổ sung gì về dinh dưỡng?
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung sau khi sinh bao gồm: Chất đạm
Trong 6 tháng đầu sau khi sinh, tổng lượng đạm cần cung cấp cho mẹ là 79g/ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, tổng lượng chất đạm cần cung cấp mỗi ngày là 73g. Về tỷ trọng, lượng đạm động vật nên chiếm trên 30% tổng protein tiêu thụ. Bạn nên chọn thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao có trong cá, thịt, trứng, sữa,... Mẹ hãy bổ sung thật nhiều thực phẩm chứa đạm
Chất béo
Lượng chất béo cần cho phụ nữ sau sinh đang nuôi con bú nên chiếm 20 - 30% năng lượng khẩu phần. Các chất béo như EPD, DHA, n3, n6,... có nhiều trong dầu cá, một số loại dầu thực vật,... được khuyên dùng. Bởi nó rất quan trọng đối với sự phát triển trí não cùng với thị lực của bé. Vitamin và khoáng chất
Bổ sung vitamin, khoáng chất và nước đầy đủ
Mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Bạn nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ có trong rau xanh để tránh táo bón. Bên cạnh đó, để sản xuất đủ sữa, mẹ nên uống khoảng 2 - 2,5 lít nước/ngày. 4. Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh lại?
Kinh nguyệt của bạn thường sẽ có trở lại khoảng từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh, nhưng nó chỉ diễn ra nếu bạn không cho con bú. Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian để có kinh trở lại khác nhau tùy cơ địa từng người. Tùy theo cơ địa của từng người và phụ thuộc vào việc bạn có nuôi con bằng sữa mẹ hay không
Việc hành kinh của mẹ có thể xảy ra sau khoảng 2 - 3 tháng khi sinh. Cũng có trường hợp sau 8 - 10 tháng hoặc lâu hơn thì kinh nguyệt mới trở lại. Khi mẹ cho bé bú kinh nguyệt sẽ đến muộn hơn là bởi cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone prolactin. Chất này có tác dụng kích thích tạo ra sữa mẹ và gây ức chế quá trình về phát triển và rụng trứng làm mẹ không hành kinh. Như vậy, Bibibo đã chia sẻ tất tần tật các tips chăm phụ nữ sau sinh để giúp mẹ mau hồi phục lại sức khỏe. Sau sinh là thời điểm rất quan trọng nếu không chú ý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.