Trẻ sơ sinh bị ho có đờm: Mẹ phải làm sao?

Đã xem: 688
Nuôi con, chăm sóc con luôn là chặng đường mà mẹ vất vả nhất, đặc biệt là giai đoạn đầu đời khi hệ miễn dịch của con còn yếu kém rất dễ mắc bệnh đặc biệt là về đường hô hấp. Trong đó có tình trạng ho có đờm. Vậy khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm mẹ phải làm gì? Xem ngay bài viết dưới đây để nắm bắt các thông tin cụ thể nhé! 

1. Dấu hiệu ho có đờm ở trẻ sơ sinh

tre so sinh bi ho co dom me phai lam sao 1

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm rất khó phát hiện sớm vì không có dấu hiệu rõ ràng. Thường sẽ bị xem như là ho thông thường. Khi chất nhầy tích tụ thành đờm dẫn tới khó thở, thở khò khè thành tiếng thì ba mẹ mới phát hiện ra tình trạng. Lúc này các cơn ho đã trở nặng, cơn ho phát ra nặng tiếng, kèm đờm đặc và nhầy, có màu trắng hoặc xanh. Trẻ sẽ dễ bị nôn trớ khi đờm vướng trong cổ họng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Thông thường, biểu hiện ho ở trẻ sơ sinh không quá đáng sợ, có thể chỉ là phản ứng của cơ thể giúp đẩy những vật vướng ở cổ họng ra ngoài. Tuy nhiên khi ho kéo dài kèm theo đờm thì đã là dấu hiệu đường hô hấp của trẻ gặp vấn đề. Có một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng ho có đờm như sau: 

  • Ho do thay đổi thời tiết, đặc biệt khi trời chuyển lạnh khiến trẻ bị cảm lạnh. 

  • Ho do bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản 

  • Ho do lây từ người xung quanh 

3. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?

Tình trạng ho có đờm thông thường vốn không đáng lo ngại, tuy nhiên ba mẹ cần theo dõi cẩn thận vì có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: 

tre so sinh bi ho co dom me phai lam sao 2
  • Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi, viêm họng, ho có đờm, sốt nhẹ vào ban đêm.

  • Viêm phổi: Trẻ Ho có đờm, đờm có màu xanh lá hoặc vàng kèm theo cảm lạnh thông thường.

  • Viêm phế quản: Trẻ sốt nhẹ, khó thở, thở nhanh, thở khò khè kèm ho nhiều và có đờm,đờm đục có màu xanh hoặc vàng kèm theo khó thở, bú kém, nôn trớ.

  • Hen phế quản: bé mắc bệnh lý này thường ho dai dẳng, ho nhiều đặc biệt về đêm. Khi ho thường kèm theo những tiếng rít khó khăn. 

  • Trào ngược dạ dày: Khi trẻ không tiêu hóa được thức ăn, dễ dẫn tới tình trạng ho kéo dài có đờm, kèm cả triệu chứng nôn trớ.

4. Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm thì nên làm gì?

Trong trường hợp phát hiện trẻ bị ho có đờm, cha mẹ cần thực hiện các cách sau: 

Vỗ long đờm cho trẻ

Đây là cách trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh được các bác sĩ khuyên dùng. Mẹ có thể thực hiện như sau:

tre so sinh bi ho co dom me phai lam sao 3
  • Trường hợp con thức: Mẹ bế con lên nằm úp vào người mẹ, chụm tay vỗ nhẹ lưng bé liên tục theo chiều từ phổi hướng về phía cổ. Mẹ chú ý chụm tay tạo thành một khoảng không có khe hở, tạo tiếng vỗ bộp bộp. Vỗ liên tục khoảng 10 phút.

  • Trường hợp bé ngủ: cho con nằm nghiêng và vỗ như cách trên.

Sau khi vỗ xong mẹ bế trẻ lên tay sau đó day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ để trẻ ho bật đờm ra ngoài. Khi đó, mẹ hãy theo dõi tình trạng đờm của trẻ để thông báo với bác sĩ khi đi khám nhé.

Cho trẻ bú nhiều hơn 

Việc cho trẻ bú nhiều hơn vừa là một cách bổ sung nước làm giảm chất nhầy ở mũi và làm cổ họng bớt khô, trẻ đỡ khó thở và ho dễ dàng hơn. Đồng thời nếu bú mẹ thì sẽ là một cách tăng thêm sự đề kháng cho trẻ.

Nâng cao đầu cho trẻ khi nằm 

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm sẽ khó thở, và dễ nôn trớ do đó khi đặt bé nằm mẹ cần kê đầu trẻ lên gối hoặc kê thêm khăn vào gối để giúp trẻ dễ chịu hơn khi thở. 

Sử dụng một số bài thuốc dân gian trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ mới bị ho nhẹ, ba mẹ có thể tham khảo một số cách dân gian hiệu quả và an toàn dưới đây để khắc phục tình trạng ho có đờm ở trẻ sơ sinh: 

Quất hấp húng chanh, đường phèn: 

tre so sinh bi ho co dom me phai lam sao 4

Theo Đông Y, quất có tính mát, vị chua ngọt, húng chanh có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm còn đường phèn bổ tỳ phế kết hợp lại với nhau sẽ giúp long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, chống virus. 

Thực hiện: Cắt lát 2-3 quả quất xanh cùng vài lá húng chanh băm nhỏ cho vào bát cùng ít đường phèn rồi đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút, sau đó để nguội cho bé dùng mỗi lần 1 thìa cafe. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để long đờm cho bé.

Lê hấp đường phèn

tre so sinh bi ho co dom me phai lam sao 5

Dù là trẻ sơ sinh hay người lớn thì lê hấp đường phèn cũng đều có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị tình trạng ho khan, ho có đờm. 

Thực hiện: Lê rửa sạch, cắt phần cuống, khoét bỏ 1 ít thịt bên trong để cho đường phèn vào rồi dùng phần cuống đậy lại đem hấp. Cho trẻ dùng khi còn ấm nóng.

Lá hẹ hấp đường phèn:

tre so sinh bi ho co dom me phai lam sao 6

Lá hẹ vốn là một vị thuốc có tác dụng bổ can thận, làm ấm, được dùng để chữa nhiều bệnh trong đó có ho có đờm.

Thực hiện: Dùng khoảng 5 lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát cùng 1 ít đường phèn đem hấp chắt lấy nước. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cafe.

Đây đều là những cách dân gian trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ ưa chuộng bởi vì cực kỳ an toàn và có hiệu quả. Trong trường hợp thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hết ho trong vòng 5-7 ngày. 

Một số biện pháp tác động khác

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần kết hợp các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho trẻ có thể kể đến như: 

  • Tắm nước ấm cho trẻ kèm theo pha ít tinh dầu tràm để cải thiện tình trạng ho

  • Thoa tinh dầu tràm vào cổ, bàn tay, bàn chân, lưng của trẻ thường xuyên đặc biệt là lúc tắm xong và khi đi ngủ để làm nóng và giữ ấm cho cơ thể trẻ

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tránh vi khuẩn, virus xâm nhập 

  • Thường xuyên theo dõi tình trạng ho của trẻ và kiểm tra nhiệt độ cơ thể để nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bất thường

Theo dõi và đưa trẻ đi khám kịp thời

tre so sinh bi ho co dom me phai lam sao 7

Theo như phân tích ở trên, tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là viêm phổi. Do đó, ba mẹ cần theo dõi tình trạng ho của trẻ để có thể đưa ra quyết định chữa trị hợp lý nhất. Khuyến cáo chung của các chuyên gia đó là khi trẻ sơ sinh có đờm, tiếng thở có vấn đề thì nên đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời. Và ba mẹ hãy chú ý:

  • Khi thấy trẻ thở khò khè kèm khó thở, ngủ li bì, vật vã, bỏ bú, hoặc sốt ... cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức không được chậm trễ. 

  • Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. 

  • Nếu trẻ ho có đờm không có dấu hiệu nặng nhưng kéo dài trên 4 tuần thì cần đi khám chuyên sâu để tìm hiểu rõ nguyên nhân 
     

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm, hy vọng sẽ giúp các ba mẹ có thêm kiến thức để xử lý kịp thời khi gặp tình trạng này. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của BIBIBO để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn nữa nhé! 

Biên tập viên: bibibo.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây