Mẹ bầu cần biết: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn?

Đã xem: 805
Theo thống kê: 80% bà bầu sinh con trong khoảng 37 - 42 tuần, 9% sinh con sau 40 tuần 11% sinh con trước 37 tuần. Vậy mang thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn? Đây là điều được nhiều bà bầu đặc biệt là người mang thai lần đầu đặc biệt quan tâm. Để biết được câu trả lời chính xác, xem ngay bài viết dưới đây!

1. Hướng dẫn cách tính tuổi thai theo tuần

Tuổi thai là yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi, đồng thời giúp mẹ nắm được các mốc cần thăm khám cũng như mốc chào đời của con. Do đó, khi phát hiện mình mang bầu thì cần phải tìm hiểu tuổi thai được tính như thế nào. 

me bau can biet mang thai bao nhieu tuan thi sinh an toan 1
  • Tính tuổi thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt: Ngày đầu tiên của thai kỳ sẽ là ngày đầu tiên của chu kỳ. Áp dụng cho những người có chu kỳ kinh nguyệt đều 28 ngày, nhớ đúng ngày bắt đầu hành kinh của mình.

  • Tính tuổi thai nhờ siêu âm: Trường hợp bà bầu không nhớ rõ chu kỳ của mình, sẽ biết được tuổi thai thông qua thăm khám, siêu âm. Nhờ máy móc hiện đại để tính toán tuổi thai dựa trên sự phát triển của thai nhi. Nhờ đó có thể dự đoán trước được ngày dự sinh.

2. Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn?

Theo quan niệm dân gian, mang thai 9 tháng 10 ngày là sẽ đến ngày sinh nở. Tuy nhiên trên thực tế, việc sinh nở thường không diễn ra theo kế hoạch, có người sinh sớm có người sinh muộn. Do đó, các mẹ bầu thường rất lo lắng không biết mang thai bao nhiêu tuần thì sinh đảm bảo an toàn.

me bau can biet mang thai bao nhieu tuan thi sinh an toan 2

Theo nghiên cứu, thai nhi đúng tháng sẽ chào đời từ 39-40 tuần sẽ có ít biến chứng, còn nếu sinh sớm hơn hay muộn hơn thì nguy cơ biến chứng cao hơn. Tuy nhiên theo đánh giá, thai 38 tuần cũng đã được tính là thai trưởng thành, có thể chăm sóc dễ dàng ở điều kiện bên ngoài mà không bị ảnh hưởng gì sức khỏe. Đồng thời có nhiều trường hợp bất thường cần phải chỉ định sinh sớm mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

  • Sinh trước 37 tuần: Trẻ được cho là sinh non.

  • Sinh từ 37 - 38 tuần: Trẻ được sinh sớm.

  • Sinh từ 39 - 40 tuần: Trẻ sinh đúng tháng.

  • Sinh ở tuần thứ 41: Trẻ sinh cuối thời hạn.

  • Sinh từ 42 tuần trở lên: Trẻ sinh già tháng.

Trong trường hợp quá ngày dự sinh nhưng thai phụ không có biểu hiện đau đẻ sẽ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé: như thai chết lưu, cạn ối,.. Nhưng đây cũng chỉ là trường hợp số ít vì nhiều người sinh quá ngày dự kiến con vẫn khỏe mạnh.

Trong quá trình mang bầu, không có một con số nào tuyệt đối chính xác về việc mang thai bao nhiêu tuần thì sinh, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc sinh con như những biến chứng về sức khỏe buộc phải can thiệp sinh sớm hay sinh muộn. 

Còn đối với trường hợp thông thường, bé đầu sẽ thường sinh sớm hơn so với dự kiến tầm 10 ngày. 

3. Những nhóm phụ nữ có nguy cơ sinh non 

Nếu bạn đang có một sức khỏe thai kỳ hoàn toàn tốt, không có dấu hiệu bất thường, hãy yên tâm theo dõi siêu âm và khám thai định kỳ để đảm bảo con sinh ra đủ ngày đủ tháng. Còn đối với một số trường hợp cụ thể có khả năng thai phụ sẽ có nguy cơ sinh non nhiều hơn người bình thường, cần đặc biệt chú ý:

me bau can biet mang thai bao nhieu tuan thi sinh an toan 3
  • Nhóm 1: Bà bầu mang đa thai, hoặc thai quá lớn, nước ối quá nhiều,... khiến tử cung căng to kích thích chuyển dạ sớm

  • Nhóm 2: Thai phụ có những bất thường về tử cung như: u xơ tử cung to, hở eo tử cung; bệnh nhiễm trùng; thừa cân hay nhẹ cân khi mang thai; huyết áp (cao/ thấp), tiểu đường,... 

  • Nhóm 3: Nguy cơ sinh non do thói quen xấu: Ảnh hưởng bởi chất kích thích (hút thuốc, rượu bia nhiều,...), không khám thai đều đặn, tự ý dùng thuốc không theo chỉ định, không tiêm phòng đầy đủ vắc xin cho bà bầu 

4. Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mẹ bầu cần biết

Chuyển dạ là quá trình báo hiệu thời điểm mẹ sắp sinh. Bà bầu đặc biệt là người mang thai lần đầu cần chú ý nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ để quyết định tới bệnh viện kịp thời, không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé: 

  • Vỡ ối: Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ bắt đầu chuyển dạ, sắp sinh em bé. Nước ối thường có mùi tanh, nồng, hơi nhớt, rò rỉ nhiều hoặc chảy ồ ạt. Mỗi thai phụ sẽ có cảm nhận vỡ ối khác nhau (dòng nước chảy nhanh và mạnh đột ngột tuôn ra từ âm đạo không gây đau đớn, hoặc cảm nhận như dòng nước nhỏ chảy chậm xuống chân). 

  • Đau bất thường có cơn co (gò tử cung) liên tục theo chu kỳ

me bau can biet mang thai bao nhieu tuan thi sinh an toan 4
  • Ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu nguy hiểm về việc sinh non, chuyển dạ

  • Thai nhi ít cử động hơn bình thường hoặc không cử động

  • Các dấu hiệu bất thường khi mang bầu như sốt trên 38 độ C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật đều cần được đưa tới bệnh viện để nhanh chóng xử lý.

Những tháng cuối là giai đoạn vô cùng nhạy cảm với bà bầu, vì không ai chắc chắn được mình sẽ sinh lúc nào, do đó cần phải đặc biệt lưu ý những bất thường và dấu hiệu nhỏ nhất vì có thể là dấu hiệu sinh. Và nên nhớ cần theo dõi khám thai thường xuyên để có biện pháp can thiệp sớm nếu có những bất thường xảy ra. 

5. Cách chăm sóc mẹ bầu những tháng cuối

Để giúp các mẹ bầu trong những tháng cuối có một sức khỏe thật tốt, để chuẩn bị đón con an toàn và khỏe mạnh thì các mẹ bầu cần chú ý cả chế độ dinh dưỡng và khám sức khỏe:

Về chế độ dinh dưỡng:

me bau can biet mang thai bao nhieu tuan thi sinh an toan 5
  • Không ăn quá no hoặc để quá đói. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Không được bỏ bữa. 

  • Bổ sung ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt (giúp xương chắc khỏe và tránh tình trạng thiếu máu), ăn nhiều cá để bổ sung omega 3 giúp phát triển trí não của bé phát triển.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, không nên ăn mặn tránh phù nề

  • Không nên ăn những thực phẩm chiên rán có sẵn có chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, không nên ăn quá nhiều đồ ngọt để tránh tiểu đường thai kỳ

  • Ăn nhiều rau và trái cây để chống táo bón. 

  • Tiếp tục bổ sung vitamin theo chỉ định.

  • Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống hay đồ chưa tiệt trùng để tránh nguy cơ ngộ độc, sinh non và nguy cơ sảy thai. 

Về việc khám thai định kỳ:

me bau can biet mang thai bao nhieu tuan thi sinh an toan 6

Bên cạnh đó, các mẹ bầu cần chú ý khám thai thường xuyên ở những cơ sở y tế uy tín. Trong những tháng cuối lịch khám thai sẽ nhiều hơn so với đợt đầu, để đảm bảo theo dõi sát sao từng sự phát triển của bé đồng thời thường khám ở bệnh viện nơi mình dự sinh. Nếu phát hiện có bất thường sẽ dễ can thiệp kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, các mẹ bầu đã biết được mang thai bao nhiêu tuần thì sinh con an toàn. Đồng thời có thêm nhiều kinh nghiệm về việc dự đoán ngày sinh, dấu hiệu chuyển dạ cũng như chăm sóc sức khỏe khi mang bầu. Chúc mọi người có một sức khỏe thật tốt, mẹ tròn con vuông.

Website: https://bibibo.com.vn/

Biên tập viên: bibibo.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây