Giải đáp: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Đã xem: 671
Xét nghiệm tiểu đường là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần phải thực hiện trong giai đoạn mang bầu. Trong bài viết hôm nay, BIBIBO sẽ giúp mẹ giải đáp tất cả những vấn đề liên quan đến vấn đề này cũng như xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mức đường huyết của bạn trong lúc mang bầu tăng cao. Những mẹ bầu mà mắc bệnh tiểu đường trước khi có thai thì không được gọi là tiểu đường thai kỳ mà gọi là người tiểu đường mang thai. Đa số các trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ đều phát hiện khá muộn và hoặc khi có những biểu hiện rõ rệt. Khi đó, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong cơ thể mẹ lúc mang bầu
 
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong cơ thể mẹ lúc mang bầu
Nguyên nhân chính gây ra tiểu đường thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể khi bạn mang thai. Cụ thể là do hormone nhau thai sản xuất để giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, chính các hormone này ngăn chặn insulin thực hiện nhiệm vụ vốn dĩ của nó. Khi cơ thể bị thiếu hụt lượng lớn insulin khiến cho lượng đường trong máu không thể chuyển hóa được thành năng lượng tế bào và bị tồn đọng rồi trở nên dư thừa. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho hai mẹ con. 
Chính vì vậy, việc tầm soát tiểu đường thai kỳ cần thực hiện càng sớm càng tốt. Để có thể làm được điều này, thai phụ cần được thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường xuyên. Vì thế mà xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền cũng được các mẹ bầu quan tâm.

2. Khi nào mẹ bầu nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tuần thai thứ 24-28 mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Tuần thai thứ 24-28 mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Để tránh những hậu quả nguy hiểm mà bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra, các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ bầu tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào các thời điểm sau:
  • Thực hiện xét nghiệm lần đầu ở giai đoạn tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Lần xét nghiệm này dành cho các mẹ bầu không được chẩn đoán bệnh tiểu đường trước đó.
  • Mẹ bầu có thai sau sinh từ 4 – 12 tuần, cần xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
  • Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ cần thực hiện xét nghiệm để kiểm tra sự phát triển của bệnh ít nhất 3 năm 1 lần.

3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Tuỳ vào cơ sở bạn thăm khám và xét nghiệm sẽ có mức giá dao động là khác nhau. Tuy nhiệm, thông thường giá xét nghiệm đường huyết loại 50gr glucose sau 1 giờ dao động từ 50.000 – 80.000đ. Còn với các xét nghiệm dung nạp glucose sẽ dao động từ 200.000 – 300.000đ.
Giá xét nghiệm tùy thuộc vào cơ sở y tế bạn thăm khám
Giá xét nghiệm tùy thuộc vào cơ sở y tế bạn thăm khám
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến tại phòng khám và các cơ sở Sản phụ khoa. Nó thường nằm luôn trong gói quản lý thai nghén. Nếu bạn đăng ký gói kiểm tra trong cả giai đoạn mang bầu thì chi phí có thể rẻ hơn.
Lưu ý: mức giá mà chức tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy thời điểm và tuỳ vào trung tâm bạn chọn tiến hành xét nghiệm. Vì thế, để biết được mức giá chính xác nhất, các mẹ nên đến bệnh viện thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn trực tiếp. Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền rồi phải không nào?

4. Các bước xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Có 2 phương pháp để làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Đó là phương pháp xét nghiệm 1 bước và xét nghiệm 2 bước.

Phương pháp xét nghiệm 1 bước

Mẹ sẽ được lấy máu đo đường huyết 3 lần ở 3 thời điểm khác nhau
 
Mẹ sẽ được lấy máu đo đường huyết 3 lần ở 3 thời điểm khác nhau
Ở phương pháp này, mẹ sẽ được lấy máu đo đường huyết 3 lần. Xét nghiệm thường làm vào buổi sáng. Bác sĩ sẽ dặn mẹ nhịn đói 8 tiếng, không vượt quá 14 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Bạn được lấy máu đo đường huyết lần 1 được gọi là đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ được uống siro đường chứa 75g glucose, rồi tiếp tục lấy máu đo đường huyết sau 1 giờ và 2 giờ khi uống.
Kết quả xét nghiệm có 3 chỉ số tại 3 thời điểm trên. Chỉ cần có 1 trong các tiêu chuẩn sau, bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ có tiểu đường thai kỳ hay là không và lập kế hoạch kiểm soát lượng đường trong máu mẹ.
  • Lúc đói: ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Thời điểm 1 giờ: ≥ 180 mg/ dL (10,0mmol/L).
  • Thời điểm 2 giờ: ≥ 153 mg/ dL (8,5mmol/L).
Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiên tiền ở phương pháp 1 bước sẽ ít hơn phương pháp xét nghiệm 2 bước.

Phương pháp xét nghiệm 2 bước

Bạn sẽ phải thực hiện qua 2 bước như sau:
Bước 1:
Lấy máu đo đường huyết 1 lần sau 1 giờ kể từ lúc đói
Lấy máu đo đường huyết 1 lần sau 1 giờ kể từ lúc đói
Khi đến kiểm tra, bạn được yêu cầu uống siro chứa 50g glucose. Bác sĩ sẽ lấy máu đo đường huyết sau 1 giờ kể từ lúc đói.
  • Chỉ số đường trong máu: < 140 mg/dl được gọi là bình thường.
  • Chỉ số đường trong máu:  ≥ 140 mg/dl: cần làm thêm nghiệm pháp dung nạp glucose 100g để chẩn đoán chính xác.
Bước 2:

Thực hiện dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm được làm vào buổi sáng khi mẹ được dặn nhịn đói từ 8-14 tiếng. Nhân viên y tế sẽ lấy máu để đo đường huyết lúc đói. Tiếp theo, mẹ cần uống siro đường chứa 100g glucose, và lấy máu tĩnh mạch đo đường huyết sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ kể từ lúc uống.
Thực hiện dung nạp 100g glucose và lấy máu chia thành 3 đợt
Thực hiện dung nạp 100g glucose và lấy máu chia thành 3 đợt
Giá trị đường huyết bất thường sau khi dung nạp glucose với dung dịch 100g glucose là:
  • Đường huyết lúc đói: > 95 mg/dl (5,3 mmol/l).
  • Sau 1 giờ: > 180 mg/dl (10,0 mmol/l).
  • Sau 2 giờ: > 155 mg/dl (8,6 mmol/l).
  • Sau 3 giờ: > 140 mg/dl (7,8 mmol/l).
Nếu có 2 hoặc hơn 2 chỉ số glucose vượt qua chỉ số quy định là đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Lúc này hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cùng phương pháp kiểm soát lượng đường trong máu.
Như vậy, các vấn đề liên quan đến tiểu đường thai kỳ và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền đã được chúng tôi giải đáp qua bài viết trên đây. Việc xét nghiệm để tầm soát và chẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng. Mẹ cần chú ý lịch và xét nghiệm sớm để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây