Trẻ bị ho: nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm tình trạng này

Đã xem: 399
Có lẽ rất nhiều ba mẹ lo lắng, thậm chí là bối rối khi bé nhà mình bỗng dưng bị ho mà điều trị mãi không khỏi. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm tình trạng trẻ bị ho nhé!

1. Tại sao trẻ bị ho?

Do đường hô hấp trên

Mũi, họng, amidan và xoang là những cơ quan thuộc đường hô hấp trên. Đây là những bộ phận tiếp xúc gần như trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do đó, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay tác nhân nào đó.
Ho do đường hô hấp trên xuất phát từ những bệnh lý như cảm, viêm họng
Ho do đường hô hấp trên xuất phát từ những bệnh lý như cảm, viêm họng
Những cơn ho xuất phát từ đường hô hấp trên thường xuất hiện do cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc là viêm amidan,... Các bệnh lý này không hiếm gặp, không gây nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm.

Do đường hô hấp dưới

Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới nghiêm trọng hơn đường hô hấp trên. Trẻ bị ho xuất phát từ đường hô hấp dưới do bé bị viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen,... Nếu những bệnh lý này không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé.

Một số nguyên nhân khác

Sặc sữa, nước rất dễ khiến trẻ bị ho
Sặc sữa, nước rất dễ khiến trẻ bị ho
Một số nguyên nhân khác khiến trẻ ho đó là trào ngược dạ dày thực quản, do tác nhân vật lý như sặc nước, sữa, hoặc là ho do dị ứng hoặc do hút thuốc lá thụ động,...

2. Các triệu chứng ho thường gặp ở trẻ

Ho khan

Trẻ bị ho khan là biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng liên quan đường hô hấp trên. Đó là những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm trùng ở vùng mũi, họng gây ra. Đôi khi ho khan là biểu hiện của bệnh viêm phế quản, viêm phổi hay là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới. Ngoài ra, việc hút thuốc lá thụ động cũng làm trẻ xảy ra tình trạng ho khan.
Cơn ho diễn ra theo từng cơn
Cơn ho diễn ra theo từng cơn

Ho có đờm

Đờm là chất dịch tiết ra từ đường hô hấp dưới. Khi trẻ bị ho có đờm, nguyên nhân thường là viêm phế quản, hen suyễn, viêm tiểu phế quản và các bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới. Cơn ho có đờm thực ra là phản ứng của cơ thể để loại bỏ lượng dịch nhầy ra khỏi cơ thể.

Ho gà

Những cơn ho gà sẽ khiến bé cực kỳ khó chịu
 
Những cơn ho gà sẽ khiến bé cực kỳ khó chịu
Ho gà là cơn ho gây nên sự khó chịu cho bé nhất. Khi trẻ bị ho gà, âm thanh phát ra rè rè nghe giống như tiếng rít. Triệu chứng của cơn ho này cũng giống như bị cảm lạnh nhưng ho gà sẽ càng lúc càng nặng hơn và có thể khiến trẻ bị thiếu oxy, khó thở và tím tái mặt mũi. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến trường hợp này.

3. Làm gì để điều trị dứt điểm khi trẻ bị ho?

Giữ ấm cho trẻ

Khi trẻ ho, để giảm các cơn ho nhanh và hiệu quả, bạn cần giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, bạn không được mặc quá nhiều quần áo khiến bé nóng gây chảy mồ hôi. Đừng quên cho trẻ uống nhiều nước ấm hoặc nước táo.
Giữ cơ thể trẻ luôn ấm, chân tay không bị lạnh
Giữ cơ thể trẻ luôn ấm, chân tay không bị lạnh
Nếu trẻ bú mẹ thì bạn tăng cường cho trẻ bú thành nhiều bữa hơn. Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi chưa dùng được mật ong thì áp dụng biện pháp này rất tốt để điều trị trẻ bị ho. Bạn hãy mát - xa ngực và bụng để giúp bé cảm thấy dễ chịu. Ngoài ra, có thể tắm nước ấm để tăng cường độ ẩm giúp dễ chịu hơn. Đối với bé đang ăn dặm, bạn nên cho bé ăn lỏng hơn thường ngày.

Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ

Vệ sinh mũi họng cho bé thật sạch sẽ tránh vi khuẩn xâm nhập
Vệ sinh mũi họng cho bé thật sạch sẽ tránh vi khuẩn xâm nhập
Khi ngủ nên để bé gối đầu với gối cao sẽ giúp bị đỡ ho cực kỳ hiệu quả. Với trẻ lớn biết súc miệng thì nên hướng dẫn, động viên trẻ súc miệng nước muối loãng, ấm nhiều lần trong ngày.
Nếu trẻ bị ho kèm sổ mũi, bạn hãy kết hợp rửa mũi và nhỏ mũi. Một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm cách giảm ho an toàn từ thảo dược như hấp lá hẹ, quất, hoa hồng với xíu mật ong...

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Để trị dứt điểm tình trạng trẻ bị ho, cách tốt nhất là bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thực tế, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích bố mẹ tự ý dùng thuốc cho bé. Đặc biệt hiện nay, tình hình đề kháng kháng sinh ở trẻ đang gia tăng nhanh chóng.
Cho bé đi thăm khám bác sĩ
Cho bé đi thăm khám bác sĩ
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi. Thậm chí đối với trẻ từ 4 - 6 tuổi cũng cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bé được 6 tuổi, bạn có thể đến nhà thuốc mua thuốc điều trị trẻ bị ho, tuy nhiên cần sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ. Không nên cho bé dùng nhiều hơn 2 loại thuốc cùng một thời điểm, bởi mỗi thuốc có nhiều thành phần hoạt chất khác nhau. Nếu sử dụng cùng lúc thì rất có thể bạn sẽ vô tình làm cho trẻ dùng một hoạt chất nào đó quá liều lượng dẫn đến tác dụng không mong muốn.

Như vậy, trẻ bị ho do nhiều nguyên nhân, với trường hợp nhẹ ba mẹ có thể tự chữa tại nhà và chú ý chăm sóc đúng cách. Nếu thấy bé ho kéo dài cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị đúng. Đừng quên thường xuyên truy cập https://bibibo.com.vn/ để cập nhật những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay389
  • Tháng hiện tại5,384
  • Tổng lượt truy cập231,959
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây