Chia sẻ kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu

Đã xem: 695
Nếu là lần đầu tiên mang thai, chắc chắn bạn sẽ rất hoang mang chưa biết cần làm gì khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Bài viết hôm nay, BIBIBO sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu cần biết.

1. Tìm hiểu chung về bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường hay đái tháo đường là vấn đề sức khỏe khá quen thuộc, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ một đối tượng nào. Trong đó khá nhiều thai phụ đang phải đối mặt với tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Nếu mẹ bầu không theo dõi kỹ thì rất khó phát hiện sớm và kịp thời để điều trị. Nếu để lâu tiểu đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của hai mẹ con.
Các bác sĩ thường khuyến khích thai phụ chủ động xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà và theo dõi chỉ số đường huyết. Nhờ vậy, bạn có thể nắm được tình trạng sức khỏe và kiểm soát chỉ số đường huyết một cách tốt nhất và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh có thể gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang bầu
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh có thể gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang bầu
 
Nhiều trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ nhưng không kịp phát hiện, điều trị và phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng thường gặp như: tiền sản giật, đa ối, sinh non. Thậm chí, một số thai phụ còn bị sảy thai.

Đây là ảnh hưởng rất nghiêm trọng của tiểu đường thai kỳ đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, vàng da hoặc bị suy hô hấp,… Chính vì vậy, mọi người không nên chủ quan mà bỏ qua việc theo dõi và chữa trị bệnh.

2. Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Giai đoạn vàng để xét nghiệm

Trên thực tế, có hai mốc quan trọng mà bạn cần lưu ý khi giai đoạn mang thai, đó là là khám thai đầu và giai đoạn từ tuần 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.  Cụ thể, ở lần khám thai đầu, kết quả xét nghiệm Glucose máu và HbA1C sẽ cho biết bạn có bị mắc tiểu đường thai kỳ hay không.
Mẹ bầu ở tuần thai thứ 24 đến 28 nên làm xét nghiệm
Mẹ bầu ở tuần thai thứ 24 đến 28 nên làm xét nghiệm
 
Dựa trên cơ sở đó, mẹ bầu sẽ chủ động theo dõi chỉ số đường huyết, chăm sóc sức khỏe cũng như chế độ ăn uống để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, họ cũng có cơ hội phát hiện và điều trị bệnh sớm giúp ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Nếu xét nghiệm ở lần đầu tiên khám thai kết quả bình thường thì trong giai đoạn tuần thai 24 - 28, bạn vẫn nên làm test dung nạp đường huyết để kiểm tra tiểu đường thai kỳ để bác sĩ đưa ra phác đồ chăm sóc, điều trị thích hợp nhất.

Làm gì khi đi xét nghiệm

Có hai loại xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đó xét nghiệm 1 bước và 2 bước. Khi xét nghiệm bạn cần chuẩn bị như sau:

Xét nghiệm 2 bước

Đầu tiên, bạn phải tiến hành xét nghiệm thử đường huyết, Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt cũng như thay đổi chế độ ăn uống. Bác sĩ sẽ cho bạn uống 50g dung dịch glucose glucose trong vòng 5 phút.
Sau 1 giờ, bạn sẽ được đưa đi lấy máu để kiểm tra nồng độ đường huyết. Nếu kết quả đường huyết ở bước này quá cao, bạn cần kiểm tra bước thứ hai là xét nghiệm dung nạp glucose trong 3h đồng hồ. Lúc đó bạn cần:
Bạn cần nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng
Bạn cần nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng
  • Không ăn uống bất kỳ thứ gì (có thể uống nước từng ngụm nhỏ) trong 8–14 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Lưu ý, bạn cũng không thể ăn trong khi lấy máu xét nghiệm.
  • Tiếp theo, bạn cần uống dung dịch 100g glucose.
  • Sau đó, bạn sẽ được lấy máu mỗi 60 phút sau đó trong vòng 3 tiếng. Mẫu máu được lấy mỗi lần đem đi phân tích để xác định nồng độ glucose.
Xét nghiệm 1 bước
Dung nạp glucose để làm xét nghiệm
Dung nạp glucose để làm xét nghiệm
 
Bạn cần kiểm tra mức độ dung nạp glucose trong vòng 2h. Khi đó, những việc bạn cần làm là:
  • Bạn ăn uống bất kỳ thứ gì trong khoảng 8–14 tiếng trước khi xét nghiệm như ở xét nghiệm 2 bước.
  • Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống dung dịch chứa 75g glucose.
  • Sau đó, bạn được lấy máu sau khi uống và thêm 2 lần nữa sau mỗi 60 phút để đem đi kiểm tra mức độ đường huyết.

Lưu ý sau khi làm xét nghiệm

Sau khi thực hiện xong xét nghiệm, thai phụ có thể thực hiện các hoạt động thường ngày như bình thường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.

Như vậy, tất cả kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng nó sẽ giúp ích giúp bạn theo dõi tình hình sức khỏe, phát hiện sớm và kịp thời điều trị.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tin liên quan

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây