1. Tại sao lại có hiện tượng mang thai giả
Tâm lý lo sợ cùng mong muốn có thai
Theo chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cho rằng, nỗi sợ hoặc khao khát mang thai có khả năng chính là yếu tố tạo nên ảo tưởng rằng mình đang có các dấu hiệu mang thai. Thực chất đây chỉ là các triệu chứng của mang thai giả. Yếu tố tâm lý – thần kinh kích thích hệ nội tiết và gây ra những biểu hiện giống mang thai. Áp lực làm vợ
Áp lực tâm lý làm vợ cần phải thực hiện thiên chức làm mẹ
Một trong những nguyên nhân tâm lý khác đó là áp lực làm tròn bổn phận của một người phụ nữ là thực hiện thiên chức làm mẹ. Trải qua một biến cố thai sản như sảy thai, vô sinh hoặc là sức ép từ gia đình,... người người phụ nữ hiểu lầm những thay đổi trong cơ thể là dấu hiệu của có thai. Vấn đề về hệ thần kinh
Sự thay đổi của các chất hóa học trong hệ thần kinh liên quan đến rối loạn trầm cảm. Sự thay đổi của các chất hóa học này được xem là yếu tố gây ra triệu chứng mang thai giả. Như vậy có thể thấy sự lo âu, căng thẳng quá mức sẽ kích thích hạ đồi - tuyến yên - thượng thận của người phụ nữ bài tiết ra các hormone liên quan đến việc mang thai. Sự thay đổi của hormone cùng vấn đề như táo bón, chướng bụng, tăng cân và nhu động ruột giống như cử động của một thai nhi. Lo âu căng thẳng quá mức cơ thể sẽ tiết ra những hormone giống khi đang mang thai
Một số vấn đề khác cũng có thể gây ra triệu chứng có thai giả bao gồm thai ngoài tử cung, béo phì, u nang buồng trứng,... Nếu tiến hành xét nghiệm HCG giai đoạn đầy kết quả sẽ âm tính. 2. Dấu hiệu của hiện tượng mang thai giả
Các dấu hiệu của có thai giả gần giống với mang thai thật. Bởi vậy nó gây ra những hiểu lầm là chuyện hết sức bình thường. Đôi khi nó cũng có thể gây nên chuẩn đoán sai cho bác sĩ nếu đánh giá chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Những dấu hiệu mà bạn sẽ có thể gặp phải khi mắc chứng có thai giả gồm: Chu kỳ kinh bất thường
Kỳ kinh nguyệt bị chậm hoặc thậm chí là mất kinh
Đây là dấu hiệu mang thai giả phổ biến nhất. Có khoảng ½ đến ¾ phụ nữ chậm kinh hoặc là mất kinh được chẩn đoán có thai giả nói rằng họ cảm giác đau bụng giống như thai máy mặc dù thực tế là họ không mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý căng thẳng, lo âu quá mức khiến nội tiết tố mất cân bằng làm rối loạn kinh nguyệt. Trong trường hợp chậm kinh, bạn nên sử dụng que thử thai. Nếu kết quả không hiện 2 vạch nghĩa là bạn không mang thai mà đó chỉ là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bụng phình to
Bụng phình to lên giống như có thai
Bụng bạn bị to dần lên giống như thai nhi đang phát triển nhưng đây cũng không phải là dấu hiệu mang thai thật. Nguyên nhân dẫn đến bụng phình to có thể do bị đầy hơi, tăng cân, tăng mỡ bụng,... Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ mang thai giả còn có dấu hiệu như - Cảm thấy thai như đang đạp, di chuyển
- Buồn nôn như bị ốm nghén
- Tăng cân, thèm ăn
- Tử cung mở rộng
Một số ít trường hợp còn xuất hiện cả triệu chứng chuyển dạ giả, xuất hiện các cơn đau bụng từng đợt. 3. Hướng dẫn cách điều trị hiện tượng mang thai giả
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị
Đây là hiện tượng không nguy hiểm nhưng việc lầm tưởng mang thai thường xuất phát từ rối loạn cảm xúc thần kinh. Chính vì vậy chị em nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ với người thân, gia đình, bạn bè để giải tỏa căng thẳng và áp lực nếu có. Có những trường hợp nặng phải thực hiện những liệu trình tâm lý riêng biệt. Như vậy, những dấu hiệu của mang thai giả thường khiến bạn lầm tưởng và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Tốt nhất khi xuất hiện những triệu chứng này, chị em nên đi khám tại các cơ sở y tế để có kết luận chính xác, tránh “hụt hẫng” vì nhầm lẫn.