Khi mang thai ngoài tử cung mẹ bầu cần phải làm gì?

Đã xem: 381
Mang thai nằm ngoài tử cung là một trong những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe sinh sản và tính mạng thai phụ. Khi mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu cần chú ý và làm gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thai ở ngoài tử cung là trường hợp thai nhi không làm tổ bên trong buồng tử cung. Thai làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm chí là nằm ngoài ổ phúc mạc. Tuy nhiên khoảng hơn 95% trường hợp xảy ra là nằm ở vòi trứng.
Thai bên ngoài tử cung thường gặp ở phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh hoặc là đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng....
Thai nhi không nằm trong vị trí tử cung của người mẹ
Thai nhi không nằm trong vị trí tử cung của người mẹ
Căn nguyên của tình trạng mang thai ngoài tử cung là:
  • Tổn thương ống dẫn trứng
  • Đã từng mang thai nằm ngoài tử cung trước đây (10 - 25% nguy cơ tái phát)
  • Tiền sử bệnh viêm nhiễm vùng chậu
  • Phẫu thuật bụng trước đó hoặc là phẫu thuật vòi tử cung bao gồm thắt vòi tử cung
Các yếu tố có  nguy cơ cụ thể khác của thai nằm ngoài tử cung bao gồm:
  • Sử dụng dụng cụ tử cung còn gọi là IUD
  • Vô sinh do tổn thương ống dẫn trứng
  • Hút thuốc lá, phá thai trước đó
  • Mang thai ít có khả năng xảy ra khi đặt vòng tử cung nhưng cũng có khoảng 5% số trường hợp mang thai trong trường hợp này là nằm ngoài tử cung.

2. Dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung

Bạn cảm thấy đau bụng thường xuyên
Bạn cảm thấy đau bụng thường xuyên
Trong thời gian đầu, thai phụ có thể có những biểu hiện giống thai kỳ bình thường như trễ kinh, căng -  tức ngực, buồn nôn, đau bụng. Tuy nhiên, tình trạng thai nằm ngoài tử cung sẽ không thể tiếp tục phát triển giống như thai kỳ bình thường. Có thể bạn vẫn có kết quả dương tính khi thử thai, nhưng sẽ gặp phải một số hiện tượng khác lạ như:
  • Chảy máu âm đạo bất thường: bạn có thể ra máu trước ngày hành kinh và rong kinh kéo dài trong nhiều ngày liền. Máu ra ít có màu nâu, đen. Trường hợp máu rò rỉ từ ống dẫn trứng, bạn có thể cảm thấy đau vai hoặc muốn đi tiểu. Các triệu chứng rõ ràng hơn sẽ phụ thuộc vào vị trí máu tụ, dây thần kinh nào bị kích thích.
Bạn bị chảy máu âm đạo bất thường
Bạn bị chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau vùng chậu: Thai ngoài tử cung có thể gây ra cơn đau bụng dưới, đau bụng một bên. Cơn đau thường âm ỉ kéo dài và thỉnh thoảng có những cơn đau nhói.

3. Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Việc mang thai bên ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
Khi không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ
Khi không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ
  • Chảy máu trong: khối thai nếu vỡ sẽ khiến bạn bị chảy máu bên trong ồ ạt. Điều này là cực kỳ nguy hiểm đe dọa tính mạng thai phụ nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Tổn thương ống dẫn trứng: Việc điều trị chậm trễ sẽ gây tổn thương đến ống dẫn trứng, làm tăng đ nguy cơ thai ngoài tử cung ở những lần mang thai tiếp.
  • Trầm cảm: Cú sốc tâm lý do bị mất thai và sự lo lắng cho những lần mang thai tiếp có thể khiến thai phụ rơi vào trạng thái stress, trầm cảm kéo dài.

4. Mang thai ngoài tử cung phải làm sao?

Thai nằm ngoài tử cung không thể phát triển bình thường, không thể sinh ra và không thể đưa trở về lại tử cung. Bởi vậy cần được loại bỏ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến tính mạng thai phụ. Tùy thuộc vào các triệu chứng thai phụ gặp phải và tình hình thai nhi mà bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Đối với các trường hợp phát hiện sớm, thai có kích thước bé và chưa bị vỡ thường được điều trị bằng thuốc. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Methotrexate. Nó có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển tế bào, giúp khối thai tự tiêu biến sau 4 đến 6 tuần điều trị.
Điều trị bằng tiêm thuốc Methotrexate
Điều trị bằng tiêm thuốc Methotrexate
Methotrexate sẽ được sử dụng theo đường tiêm. Sau khi tiêm, bạn cần được theo dõi, xét nghiệm HCG để xác định hiệu quả điều trị. Nếu chỉ số xét nghiệm HCG không như mong đợi, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hay can thiệp phẫu thuật tùy trường hợp cụ thể.
Trong quá trình điều trị, thai phụ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy, gặp vấn đề ở thị lực… Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác gồm suy tụy, gan, thận. Sau quá trình điều trị, bạn cần tránh việc mang thai lại trong tối thiểu 3 tháng hoặc lâu hơn tùy theo tư vấn của bác sĩ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Tùy vào trường hợp mà bác sẽ sẽ tư vấn và chỉ định thai phụ lựa chọn phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối thai.

Phẫu thuật mở bụng

Những trường hợp mang thai ngoài tử cung phát triển lớn và bị vỡ gây xuất huyết thì bắt buộc cần tiến hành phẫu thuật mở bụng. Thông thường, ống dẫn trứng trong trường hợp này đã bị hư hỏng và cần được loại bỏ.

Phẫu thuật nội soi

Nội soi lấy khối thai nằm bên ngoài tử cung
Nội soi lấy khối thai nằm bên ngoài tử cung
Phẫu thuật nội soi áp dụng ở trường hợp khối thai có kích thước lớn nhưng chưa bị vỡ. Hai dạng phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến nhất là mở thông vòi trứng và cắt bỏ vòi trứng.
Trong phẫu thuật mở thông vòi trứng, khối thai sẽ được loại bỏ, vòi dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Còn trong phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng, cả khối thai lẫn vòi dẫn trứng đều được loại bỏ.
Cần chú ý rằng phụ nữ vẫn có thể mang thai khi đã cắt bỏ ống dẫn trứng. Trường hợp cả hai vòi đều bị cắt bỏ thì phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chính là lựa chọn hàng đầu giúp mang thai và có con.

Như vậy, có thể thấy mang thai ngoài tử cung là một trong những tai biến vô cùng nguy hiểm. Vì thế thai phụ cần trang bị những kiến thức cần thiết để có hướng can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và tính mạng.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây