Kỹ năng sống cho trẻ mầm non ba mẹ cần trang bị ngay

Đã xem: 350
Kỹ năng sống cho bé có vai trò quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Do đó, bố mẹ nên cho bé tiếp xúc với những kiến thức này ngay từ khi còn nhỏ để hình thành các thói quen tốt cho tương lai. Hãy tham khảo ngay các cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong bài viết này nhé

1. Vì sao cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non?

Ở độ tuổi mầm non, bé đã bắt đầu nhận thức, có khả năng học hỏi, ghi nhớ những trải nghiệm thực tế nhanh chóng. Những điều bé học được là nền tảng để xây dựng tính cách cũng như thế mạnh của bé sau này.
Giáo dục kỹ năng sống giúp bé hình thành thói quen tốt ngay từ nhỏ
Giáo dục kỹ năng sống giúp bé hình thành thói quen tốt ngay từ nhỏ
Bởi vậy, nếu được học và rèn luyện những kỹ năng sống từ sớm sẽ là lợi thế giúp bé tự tin hơn và là nền móng cho sự phát triển của bé trong cuộc sống tương lai. Ngoài ra, giáo dục trẻ kỹ năng sống ngay từ nhỏ còn mang lại một số lợi ích sau:
- Bé dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh khi không có bố mẹ ở bên cạnh.
- Bé sẽ nhanh chóng hòa nhập với bạn bè và giáo viên ở trường và trong lớp học.
- Trau dồi khả năng tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
- Việc nuôi và dạy con trở nên dễ dàng hơn.

2. Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện

Kỹ năng tự ăn, uống nước

Ngay từ khi bé còn nhỏ, bạn nên dạy bé cách tự mình ăn uống mà không cần người giúp đỡ. Đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất cho trẻ được chuyên gia tư vấn. Việc để cho bé tự xúc ở mỗi bữa ăn sẽ hình thành nên thói quen có lợi cho sức khoẻ và cả sự phát triển hành vi của trẻ nhỏ. 
Hãy tập cho bé cách tự ăn uống từ sớm để giúp bé tự lập
Hãy tập cho bé cách tự ăn uống từ sớm để giúp bé tự lập
Luyện tập kỹ năng này ở giai đoạn mầm non cũng sẽ xây dựng tính tự lập cho bé. Ở giai đoạn đầu luyện tập, cả bố mẹ và con có thể sẽ khá vất vả nhưng một khi bé đã hình thành kỹ năng này sẽ rất tốt cho bé khi bắt đầu đến trường. Bố mẹ cũng nhàn hơn khi không phải đút cơm cho con ăn.

Kỹ năng dọn dẹp nơi mình chơi

Học cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp từ nhỏ sẽ hình thành thói quen chỉn chu cho trẻ. Điều này cũng tạo cho bé tác phong sạch sẽ, gọn gàng và ý thức trách nhiệm hơn trong cuộc sống.
Ban đầu, bố mẹ có thể làm minh hoạ, sau đó hãy rủ bé cùng thực hiện để giúp con cảm giác có người đồng hành với mình. Lâu dần bé có thể tự làm mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn.

Kỹ năng ứng xử

Ứng xử là kỹ năng giúp trẻ hình thành tính cách sống tốt
Ứng xử là kỹ năng giúp trẻ hình thành tính cách sống tốt
Kỹ năng sống này sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh. Một số kỹ năng ứng xử mà bố mẹ có thể dạy cho bé là chào hỏi người lớn, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc,… Khi biết cách giao tiếp, bé sẽ biết lắng nghe và truyền tải đúng thông điệp tới người khác một cách ôn hòa.
Để có thể rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đặc biệt là ứng xử thì cách hiệu quả nhất đó là bố mẹ là tấm gương cho bé noi theo. Bé sẽ bắt chước, học theo những lời nói, hành động từ chính bố mẹ của mình.

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Trẻ ở lứa tuổi mầm non hầu hết các bé sẽ được bố mẹ chăm sóc về mọi mặt. Phụ huynh thường có tâm lý con còn quá nhỏ để tự làm một mình. Tuy nhiên suy nghĩ này là không hề đúng.
Trẻ có thể tự làm mọi việc mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ
Trẻ có thể tự làm mọi việc mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ
Hầu hết trẻ nhỏ đều rất thích khám phá, bắt chước theo hành động của người lớn. Bố mẹ có thể chỉ bảo cho con những việc đơn giản để bé tự làm như: đánh răng, vệ sinh cá nhân, đi ngủ… Trẻ mầm non có thể hoàn toàn tự làm những việc này mà không cần sự hỗ trợ từ người khác.
Bố mẹ chỉ cần hướng dẫn bé cách tự thực hiện và nhớ khen thưởng khi bé thực hiện tốt. Dần dần bé sẽ xây dựng được nề nếp tác, không cần nhờ đến bố mẹ giúp sức hay nhắc nhở. 

Kỹ năng học hỏi

Trẻ nhỏ vốn hay thường hay tò mò và muốn quan sát và khám phá tất tần tật mọi thứ xung quanh. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên t tạo không gian, môi trường để con được rèn luyện, phát huy kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Hãy tạo điều kiện để bé được học thêm nhiều điều hay
Hãy tạo điều kiện để bé được học thêm nhiều điều hay
Bố mẹ có thể dành ngày cuối tuần đưa con tham gia các hoạt động ngoài công viên, khu vui chơi để bé có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Hoặc là cho bé ra hiệu sách, tập cho bé thói quen học hỏi, tập đọc… Cũng như hãy dạy con cách đặt câu hỏi Vì Sao? và cùng bé tìm đáp án cho từng câu hỏi. Việc có bố mẹ đồng hành trong quá trình khám phá sẽ giúp bé hào hứng và đam mê tìm tòi cái mới.

Kỹ năng nhận biết, phòng tránh nguy hiểm

Trong xã hội hiện nay tồn tại rất nhiều mối nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Do vậy, bố mẹ nên dạy bé kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Đối với trẻ mầm non, đôi khi các bé tự chơi không có sự giám sát của người lớn. Bạn hãy chỉ và giải thích cho con những khu vực nguy hiểm như ổ điện, cửa sổ là nơi không nên chơi đùa nghịch linh tinh…  hay dạy trẻ không nhận bất cứ món đồ nào và đi theo người lạ. Chỉ bằng những hành động đơn giản của bố mẹ cũng đang giúp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non rồi đấy.

Kỹ năng tự tin nơi đông người

Tự tin thể hiện chính mình nơi đông người có ích rất nhiều cho sự phát triển sau này
Tự tin thể hiện chính mình nơi đông người có ích rất nhiều cho sự phát triển sau này
Tự tin chính là nền tảng hỗ trợ trẻ trau dồi, tiếp thu thêm kiến thức và kinh nghiệm. Việc bé mạnh dạn thể hiện khả năng, suy nghĩ của mình giúp bé không ngại khám phá những điều thú vị và mới mẻ. Không những thế sự tự tin còn giúp ích rất nhiều trong việc hình thành bản lĩnh mai sau.

Kỹ năng nhận lỗi, nói thật

Trẻ em vốn không biết nói dối nhưng lại sợ bị trách phạt và sự la mắng từ người lớn.  Chính điều này khiến trong nhiều trường hợp bé sẽ nói dối bố mẹ một vài chuyện để tránh bị la mắng. Bé còn quá nhỏ để hiểu lời nói dối là tốt hay xấu. Vì vậy khi bé phạm lỗi hãy khi phát hiện bé nói dối, bạn không nên vội nóng giận mà la mắng bé. Bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân, phân tích và từ từ khuyên bảo để trẻ không tái phạm. Khi trẻ biết sau và nhận lỗi bạn cũng đừng quên dành những lời khen để bé vui vẻ và tự tin hơn nhé.

3. Dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách nào?

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không chỉ thông quan lời nói mà phải kèm hành động và tình huống cụ thể. Ba mẹ cần phải đưa ra phương pháp dạy trẻ phù hợp mới mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những phương pháp giảng dạy mà bạn có thể áp dụng:

Thông qua các trò chơi

Qua các hoạt động vui chơi, bé sẽ học tập được những kiến thức mới rất nhanh
Qua các hoạt động vui chơi, bé sẽ học tập được những kiến thức mới rất nhanh
Các bé sẽ học tập được nhiều kiến thức khác nhau để tham gia trò chơi. Các hoạt động vui chơi tạo cho trẻ sự hứng thú, biết hợp tác cùng với các bạn khác. Từ những trò chơi bé sẽ biết chia sẻ, nhường nhịn và hoạt động tập thể.

Thông qua sinh hoạt hằng ngày

Kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bé ghi nhớ tốt hơn. Vì những hành động đó lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ hình thành thói quen. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt sẽ có nhiều tình huống phát sinh lại giúp bé hình thành các kỹ năng sống mới.

Thông qua hoạt động sáng tạo

Bé tự mình xử lý tình huống thông qua trò chơi thực tế
Bé tự mình xử lý tình huống thông qua trò chơi thực tế
Các hoạt động thực tế là cách hiệu quả để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Các phụ huynh nên cho bé nhập vai vào giải quyết các tình huống. Điều này giúp trẻ có các kỹ năng sống tốt hơn. Chẳng hạn như việc trẻ đi siêu thị bị lạc thì phải làm sao, hay việc làm hỏng đồ chơi của bạn sẽ phải xử lý như nào..... Qua đó, bé có thể tự ứng phó với các tình huống tương tự xảy ra trong cuộc sống.

Thông qua phim ảnh, kể chuyện

Ba mẹ hãy cho bé xem các câu chuyện, bộ phim phù hợp với độ tuổi. Các bộ phim dành cho thiếu nhi thường gắn các yếu tố giáo dục vào bên trong. Bé sẽ học hỏi được nhiều điều qua các nhân vật trong phim. Từ đó áp dụng vào tình thường thực tế, bé sẽ có cách ứng xử đúng đắn và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Hoặc bạn cũng có thể kể các câu chuyện ý nghĩa trong cuộc sống để cho bé các bài học bổ ích.

Như vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi đứa trẻ có tính cách riêng và ảnh hưởng từ mối quan hệ và hoàn cảnh sống khác nhau nên ba mẹ hãy đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp nhất.

Biên tập viên: AdminBibibo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay389
  • Tháng hiện tại5,246
  • Tổng lượt truy cập231,821
Thời tiết Hà Nội
Liên kết xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây